Khỏe Đẹp Plus

CHỦ ĐỀ

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Khỏe Đẹp Plus – Các loại cây thuốc nam giải độc cơ thể có sẵn trong tự nhiên, có thể trồng trong vườn nhà để khi cần có thể lấy sử dụng ngay.

Thải độc cơ thể bằng cách nào triệt để độc tố nhất

Thải độc cơ thể với liệu pháp thiên nhiên mà ai cũng có thể làm được

Cách thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng kinh nghiệm dân gian

Cách thải độc tố trong cơ thể mà bạn phải thực hiện hằng ngày để loại bỏ mọi mầm mống bệnh

Theo Đông y, trong tự nhiên có rất nhiều các loại cây có công dụng khác nhau trong việc chữa và điều trị bệnh, trong đó có cả các loại cây thuốc nam giải độc cơ thể cực kỳ hiệu nghiệm.

19 cay thuoc nam giup giai doc co the

Các loại câu thuốc nam giải độc cơ thể rất phong phú

Các loại cây thuốc nam giải độc cơ thể cực kỳ phong phú về số lượng. Chúng được coi là những cứu cánh trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thuốc… Những cây thuốc nam giải độc này không khó tìm kiếm. Nó xuất hiện ở trong môi trường sống chúng ta. Có thể mọc trong vườn, trong tự nhiên. Thậm chí, có những loại cây mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, khi cần để thải độc cơ thể thì chưa hẳn chúng ta đã biết đến và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Khoedepplus.vn xin chia sẻ 19 cây thuốc nam giải độc cơ thể cũng như cách sử dụng hiệu quả.

1. Cây bòn bọt

Cây bòn bọt có tên khoa học là Glochidion eriocarpum. Cây còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc… Cây bòn bọt là một loại thực vật có hoa thuộc họ Diệp hạ châu.

cay bon bot

Trong công dụng giải độc của mình, cây bòn bọt được dùng để chữa rắn độc cắn. Người ta thường lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn. Nếu chưa cứng hàm có thể nhai hoặc nuốt nước.

Ngoài ra, cây còn được dùng để chữa phù thận, phù suy tim, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn…

2. Cây mua

Thường mọc nhiều ở miền núi, mọc hoang ở các sườn đồi, gò đồi. Cây thường mọc thành từng bụi, hoa có màu tím.

Theo Đông y, cây mua có vị chua ngọt, chát, tính bình, công năng sinh nhiệt giải độc. Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta hay dùng cây mua lùn để làm thuốc.

19 cay thuoc nam giup giai doc co the 1

Cây mua là một cây thuốc nam giải độc cơ thể được các thầy thuốc dùng nhiều

Người dân sống ở miền núi và các vùng cao thường dùng cây mua để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn. Cây mua có nhiều cách để sử dụng, nhưng thông dụng nhất là lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

Ngoài tác dụng giải độc, cây mua còn có thể trị các bệnh liên quan đến mụn nhọt, tụ máu, giải độc gan, hoa mua có tác dụng chữa bệnh phù nề ở phụ nữ sau sinh…

3. Đậu xanh

Đậu xanh cũng là một loại cây khá quen thuộc với người Việt. Đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng, lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có long bên trong chứa hạt hình tròn kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.

Cách trồng đậu

Người ta chủ yếu dùng hạt đậu để chế biến thành các món ăn. Hạt đậu có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Loại thực phẩm này có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín…); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…). giải độc khi say sắn hoặc ngộ độc nấm.

Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống. Cũng có thể dùng bột đậu xanh hoà với nước nguội để uống.

4. Rau má

Trong Đông y, rau má có tên gọi là tích tuyết thảo hoặc lôi công thảoRau má là loài cây một năm thân thảo trong họ Hoa tán. Rau má vị ngọt, tính mát, có nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt trong việc thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu.

Khi bị ngộ độc lá ngón, ngộ độc sắn hoặc nấm, người ta thường lấy cả cây rau má, rửa sạch giã nát, hòa với nước ấm để uống.

cac loai cay thuoc nam giai doc co the

Ngoài ra, có thể đem rau má sắc với đường phèn lấy nước uống, nghiền rau má với củ cải tươi để uống nước ép cũng rất hiệu quả trong việc giải độc.

5. Rau mùi

Rau  mùi cũng là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình người Việt. Rau thường được dùng để làm gia vị trong các món ăn.

Ngoài việc dùng để chế biến thực phẩm, rau mùi cũng phát huy khả năng một cách tối đa trong việc giải độc. Các nhà khoa học đã xem rau mùi là phương thuốc hiệu quả trong việc đào thải 80% kim loại nặng ra khỏi cơ thể.

rau mui tri tan nhang

Có thể dùng rau mùi xay với nước ép táo, nước đun sôi để nguội, bột cỏ lúa mì hoặc bột lá mầm để làm nước ép sinh tố giúp thải độc ra khỏi cơ thể. Hạt của rau mùi cũng có tác dụng đặc biệt trong việc giải độc khi bị ngộ độc thức ăn.

6. Sắn dây

Cây sắn dây còn có tên gọi khác là cát căn. Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, tính bình, đặc biệt tốt trong việc  giải nhiệt. Bột sắn dây có tác dụng giải độc và ngừa ung thư rất hiệu quả.

Chính vì nhiều công dụng như vậy nên sắn dây còn góp phần vào việc chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ một cách hiệu quả. Khi bị ngộ độc thức ăn, ta dùng củ sắn dây tươi và ngó sen trộn vào với nhau, giã nát, sau đó vắt lấy nước dùng để uống dần trong 2 ngày.

 
19 cay thuoc nam giup giai doc co the 2

3 2

Cây sắn dây giải độc cơ thể

Khi bị rắn độc cắn, dùng lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên trên vị trí tổn thương để chữa trị.

Tuy nhiên, sử dụng sắn dây để giải độc cũng tuân theo nguyên tắc nhất định. Không nên kết hợp với các thực phẩm khác một cách bừa bãi sẽ làm giảm đi tác dụng. Tránh pha sống bột sắn dây cho trẻ em uống.

Phụ nữ có thai cũng nên tránh dùng sắn dây nhằm đảm bảo cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

7. Cây thuốc dòi hay còn gọi là cây Bọ mắm

Tên khoa học là Pouzolzia Acylanica, cây thuốc dòi là loại cỏ thân mềm, thân cây có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới; lá dài 4 – 9cm, rộng 1,5- 2,5cm có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. Hoa tự đơn tính mọc thành tim co. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông. Toàn cây, lá có thể dùng làm thuốc.

19 cay thuoc nam giup giai doc co the 3

Cây bọ mắm 

cay bo mam khang sinh tu nhien tri ho khan dai dangTheo y học cổ truyền, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc dòi trong nhân dân bằng cách sắc uống hay nấu thành cao dùng để chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng; làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa.

8. Rễ cỏ tranh

Có tên khác là Bạch mao căn (tên khoa học: Rhizoma Imperatae), cỏ tranh là loại cỏ sống dai, thân, rễ chắc, khỏe. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, Chúng ta thu hoạch rễ tranh từ cây cỏ tranh để làm thuốc. Trong rễ cỏ tranh có các chất glucoza, fructoza và axit hữu cơ.

19 cay thuoc nam giup giai doc co the 4

co tranh grande

Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn vào 3 kinh tâm, tỳ và vị có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể, dùng chữa nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp..

9. Cây mía lau

Có tên khoa học là Sacharum Officinanum, là loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2 – 5m. Thân có đốt chứa nhiều sacaroza.Trong thân cây mía lau có chứa sacaroza chiếm từ 7 – 10%, protein 0,22%, chất béo (0,5%) và một số chất khác như: glyxin, arabinoza, glutamin, guanin, arabinoza… dùng toàn cây (bỏ rễ và ngọn). Theo y học cổ truyền, mía lau có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trư…

10. Râu ngô ( râu bắp)

Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo , vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, làm hạ đường huyết , tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.

19 cay thuoc nam giup giai doc co the 5

4 loai cay de kiem giup giai doc gan nhanh chong 1

Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.Thường xuyên dùng nước luộc râu bắp lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat. Ngoài ra râu ngô cũng là một trong những vị thuốc tăng cường trí nhớ khá tốt nhất.

11. Hoa cúc

Từ lâu, hoa cúc được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.Dùng hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ…Giant Coreopsis 993899132

Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Còn theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.

12. Cây lẻ bạn lá lớn

Cây lẻ bạn lá lớn hay gọi là cây hoa sò huyết  là một cây thảo, sống nhiều năm, cao 30 – 40cm, phủ bởi bẹ lá, không phân nhánh. Lá dài 18 – 28cm, rộng 3 – 5cm, không cuống, có bẹ; mặt trên lá màu lục, mặt dưới có màu tía. Cụm hoa hình tán dựng trong 2 cái mo úp vào nhau, nom như sò. Hoa có lá đài, 3 cánh hoa màu trắng vàng, quả nang dài 3 – 4mm, 3 ô, mở thành 3 mảnh vỏ, chứa một hạt có góc và cứng. Cây lẻ bạn ra hoa vào mùa hè. Được trồng làm cảnh ở nhiều nơi, nhất là các thành phố như công viên, vườn nhà. Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây lẻ bạn là hoa hay lá dùng tươi hoặc phơi khô.

19 cay thuoc nam giup giai doc co the 7

ban co biet cay le ban lam kieng co the chua duoc viem phe quan cap

Theo y học cổ truyền cây lẻ bạn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.

13. Kim ngân

Y học cổ truyền thường dùng cành lá và hoa để chữa bệnh và giải độc bằng cách mỗi ngày dùng 12g hoa (kim ngân hoa) hay 20g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống. Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.

14. Cam thảo đất 

Dược liệu này còn được gọi là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100 g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.

maxresdefault 2

15. Cây mua giải độc sắn

Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống.

1 186218

Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

10 vị thuốc giải độc cơ thể mà dân gian thường xử dụng

16. Cây Ổi

Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc.

cay oi 3

Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây ỉa chảy.

17. Bí đao

Các nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra rằng, hàm lượng nguyên tố natri trong bí đao rất thấp gần như thấp nhất trong tất cả các loại thực phẩm, nên có thể sủ dụng cho những người bệnh mắc các chứng: xơ vữa động mạch vành, tiểu đường, các bệnh liên quan đến tim, cao huyết áp và béo phì…. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng giải độc ở các loại hải sản như: cá, tôm, rượu,…

19 cay thuoc nam giup giai doc co the 8

342

Bài thuốc y học cổ truyền đầu tiên dùng để thanh nhiệt giải độc, bạn chỉ cần lấy 500g bí đao, sau đó bỏ vỏ, bỏ ruột, rồi thái miếng, cho vào máy xay sinh tố, hoặc máy ép, ép lấy nước sau đó có thể cho thêm muối, hoặc đường tùy thích, chia nhỏ uống trong ngày. Nước ép bí đao này có tác dụng, giải nhiệt giải độc, lợi tiểu trừ phù thũng. Đây được coi là một thức uống giải nhiệt ngày hè rất tốt, chúng còn có tác dụng phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy…

18. Rau diếp cá

Theo Đông y diếp cá vị cay, chua, tính hàn; quy vào ba kinh, phế, đại trường, bàng quang.

0dbb32d1e4da2568bbfb96611d7b66fd 1

Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu ung thũng, lợi niệu, thanh thấp nhiệt ở đại tràng, bàng quang, thanh can sáng mắt. Dùng điều trị các bệnh phế nhiệt, phế ung, phế có mủ, viêm khí quản, ho ra máu, sốt cao, viêm họng, các trường hợp tiết tả, thoát giang, viêm bàng quang, đau mắt đỏ, nhiều dử, mắt viêm nhiễm. Liều dùng 12-20g khô hoặc 20-40g tươi.

19. Cây mạ mân

Người dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình… thường dùng thân, rễ cây mạ mân để làm thuốc thanh nhiệt giải độc tố trong cơ thể.

cay ma man 3 1

 Tác dụng cây mạ mân đã được khoa học nghiên cứu

Các loại cây kể trên đều rất gần gũi và phổ biến ở Việt Nam nhưng chúng còn là các loại cây thuốc nam giải độc cơ thể thần kỳ thiên nhiên ban tặng mà mỗi gia đình chúng ta nên biết để dự phòng và sử dụng khi cần thiết.

HÃY VOTE NẾU TIN HỮU ÍCH!
Share.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG KHỎE ĐẸP PLUS

  • Địa chỉ ĐKKD: Số 351 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Giấy phép thiết lập MXH số 144/GP-BTTTT, ký ngày 11/04/2017
  • Điện thoại: 0967 050 222
  • Email: khoedepplus.vn@gmail.com
  • Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Ngân
  • © Sống Đẹp 2024 . All Rights Reserved.
  • Điều khoản dịch vụ
  • Chính sách Quyền riêng tư