Bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng của nhà thuốc đông y người Mường
Khỏe đẹp Plus – Bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng của lương y Bùi Công Tưởng (SN 1978, xóm Tân Thịnh, xã Yên Trị, Yên Thủy, Hòa Bình) đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi căn bệnh dạ dày tá tràng.
>> BÀI THUỐC CHỮA DẠ DÀY BẰNG DÂY TẦM GỬI CỦA DÂN TỘC TÀY
Thầy thuốc bắt bệnh
Anh Tưởng sinh ra trong một gia đình có truyền thống bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Bố anh là thầy thuốc Bùi Công Tượng nổi tiếng khắp vùng.
Từ nhỏ anh đã đi theo bố hái thuốc và bốc thuốc. Mỗi lần đi chữa bệnh, bố đều dẫn anh theo sau. Với trí nhớ đặc biệt của mình, anh có thể thuộc từng cây thuốc, vị thuốc cũng như sự kết hợp giữa chúng. Đặc biệt, anh là người kế thừa và phát triển bài thuốc chữa loét dạ dày tá tràng nức tiếng xứ Mường.
Theo anh Tưởng, Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thuộc phạm vi chứng Vị quản thống của Y học cổ truyền. Có người thừa men, dư a xít trong dạ dày, nhiễm khuẩn, ăn nhiều đồ cay và nóng.
Thời tiết nóng, lạnh thất thường cũng rất nghiêm trọng. Cơ thể suy nhược, căng thẳng thần kinh kéo dài cũng dễ sinh bệnh. Thậm chí bệnh viêm loét dạ dày còn có yếu tố di truyền.
Anh Tưởng cho biết, bài thuốc chữa dạ dày tá tràng đã được nghiên cứu rất kỹ. Với những bài thuốc do bố truyền lại phương thuốc với một số vị như: cây dạ cẩm (ổn định và trung hòa a xít), cây sáng thuyền (kích thích, tái tạo da non), cây huyết dụ (cầm máu).
Anh đã kết hợp nhuần nhuyễn những vị thuốc của gia đình với những kiến thức y học cổ truyền để cho bài thuốc hiệu quả nhanh hơn.
Đó là sự kết hợp giữa các vị thuốc nam như nhân trần (thanh nhiệt), lá khuôi (ổn định về men), lá khổ sâm (diệt khuẩn, cầm máu), bồ công anh (kháng sinh, diệt khuẩn), cây núc nác (hoàng bá nam) (kháng sinh, diệt khuẩn), cây cam thảo (giải độc), hương phụ (lưu thông khí huyết), trần bì (lưu thông khí huyết), kim ngân (kháng sinh), nghệ vàng (kháng sinh).
Ngoài ra, còn có sự kết hợp các vị thuốc bắc như Bạch thược (giảm đau, bổ máu), bạch truật (kích thích tiêu hóa), xuyên khung (bổ huyết), sài hồ (mát gan, mật), chỉ xác (vận hành khí huyết), đương quy (bổ khí và huyết), hoàng kỳ (bổ máu), đẳng sâm (bồi bổ cơ thể)…
Bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Theo lương y Tưởng, để chữa trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng phải am hiểu về từng thể bệnh, ứng với các triệu chứng bệnh mà kết hợp, gia giảm các vị thuốc sao cho điều trị dứt bệnh.
Đối với thể can khi phạm vị thường chia làm 3 thể nhỏ. Khí trệ (khí uất) có triệu chứng đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra hai bên mạn sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy có khí chướng, ấn thấy đau, ợ hơi, ợ chua, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.
Chữa bằng cách hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị). Các vị thuốc gồm lá khôi (10g), Chút chít (10g), bồ công anh (12g), nhân trần (12g), lá khổ sâm (12g). Tán thành bột, mỗi ngày uống 3g với nước sôi để nguội. Cách khác là dùng cao dạ cẩm gồm có các cây dạ cẩm (300g), đường (300g). Mỗi ngày dùng 20g.
Ngoài ra có thể dùn sài hồ sơ can thang: Sài hồ (12g), chỉ xác (8g), bạch thược (12g), trần bì (8g), cam thảo (6g), xuyên khung (8g). Sắc uống ngày một thang. Đau nhiều có thể thêm khổ luyện, diên hồ sách (8g), ợ chua dùng mai mực (20g). Kết hợp châm cứu vào các huyệt Trung quản, Thiên khu, Cưu vĩ, can du lương khâu, hái xung. Thần môn, nôi quan, tam âm giao. Châm loa tai: Vùng dạ dày, giao cảm. Thủy châm các huyệt Atropin, Novocain, sinh tố B12 để cắt cơn đau.
Hỏa uất có triệu chứng đau vùng thượng vị, đau rát, miệng khô đắng, ợ chua, chất lưỡi bò đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sắc. Phương pháp chữa trị bằng cách sơ can tiết nhiệt. Bài 1: Thổ phục linh, lá độc lực, bồ công anh, vỏ bưởi bung, nghệ vàng, kim ngân. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Bài 2: Sài hồ sơ can thang gia thêm xuyên luyện, mai mực. Châm cứu: Châm tả các huyệt trên, huyệt nội đình, hợp cốc, nội quan.
Bệnh đau dạ dày đã cản trở sự thăng tiến của tôi
8 nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Kỳ quái cây lật lá báo hiệu trời giông báo là thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng
Huyết ứ có triệu chứng đau dữ dội ở một vị trí vùng thượng vị, cự cán. Đối với chứng thực: nôn ra máu, ỉa ra phân đen, lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực thì cần dùng những vị như sinh địa, hoàng cầm, trắc bách diệp, cam thảo, bồ hoàng, chi tử, a giao. Kết hợp với châm cứu tả huyệt can du, tỳ du, thái xung, huyết hải, hợp cốc. Đối với chứng hư: sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt, chất lưỡi nhợt bệu, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại thì phải sử dụng phương pháp bổ huyết, chỉ huyết với sự gia giảm các vị thuốc như: đẳng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, hoàng kỳ, a giao.
Đối với thể tỳ vị hư hàn: đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp, chườm nóng, đầy bụng nôn ra nước trong, sờ chân tay lạnh, đại tiện phân nát, có lúc táo bón, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hư tế thì cần dùng phương pháp ôn trung kiện tỳ với các vị thuốc như: bố chính sâm, bán hạ chế, sa nhân, lá khôi, sinh khương, trần bì, hương phụ, đại táo, cao lương khương, quế chi, hoàng kỳ, bạch thược, cam thảo, ô mai, phụ tử chế, tế tân, đẳng sâm, xa tiền, hoàng liên, can khương. Bên cạnh đó, anh Tưởng cũng kết hợp với châm cứu các huyệt cưu vĩ, trung quán, thiên khu, tỳ du, vị du, quan nguyên, khí hải, túc cam lý.
Bằng kinh nghiệm gia truyền, kết hợp những kiến thức của y học cổ truyền, anh đã căn cứ theo từng loại bệnh hay thể trạng của bệnh nhân để kết hợp các vị thuốc, cũng như gia giảm liều lượng. Việc chữa trị bằng đông y sẽ điều trị gốc bệnh như cân bằng khí huyết. Nếu ăn đồ cay nóng thì phải dùng thuốc mát để chữa trị hoặc cơ thể mệt mỏi thì phải bồi bổ. Vì vậy, chữa bệnh theo y học cổ truyền sẽ giúp cho bệnh nhân khỏi bệnh mà không lo tái phát.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Phi Diệp – Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị cho biết, gia đình anh Bùi Công Tưởng, xóm Tân Thành có truyền thống lâu đời bốc thuốc chữa bệnh, trong đó nổi tiếng nhất là bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài những kinh nghiệm gia truyền thì anh còn chịu khó học hỏi. Anh Tưởng đã được đào tạo qua trường lớp về y học cổ truyền. Đặc biệt, anh có bài thuốc chữa bệnh dạ dày, tá tràng rất hiệu quả, chữa được nhiều người khỏi bệnh.
Vợ phụ hồ nuôi chồng đi học nghề
“Dù đã được bố truyền dạy lại nghề y nhưng tôi vẫn quyết tâm đi học qua trường lớp hẳn hoi. Hoàn cảnh gia đình tôi vốn rất khó khăn. Vợ tôi phải đi phụ hồ để có tiền cho tôi đi học. Do đó tôi luôn cố gắng học tập và nghiên cứu về nghề bằng tất cả đam mê. Tôi hạnh phúc vì vợ luôn ủng hộ việc mình làm” – Thầy thuốc Bùi Công Tưởng cho biết.











Luận