Cẩn thận bệnh cảm cúm khi thời tiết giao mùa

Đăng bởi: Thao Dao Thứ Sáu, 14 Tháng Chín 2018 8:08 sáng

Khỏe Đẹp Plus –  Giao mùa là giai đoạn thời tiết thay đổi. Nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh, nắng mưa thất thường khiến chúng ta luôn thấy khó chịu, mệt mỏi. Đây cũng là thời điểm thuận cho các loại vi-rút sinh sôi. Chính vì vậy, thời điểm giao mùa, chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó có bệnh cảm cúm.
Bệnh Cảm cúm là gì ? Triệu trứng của cảm cúm?
“Cúm” hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn.
Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9…
Bệnh cúm xuất phát từ các vi rút cúm, không giống như những bệnh cảm lạnh thông thường.
Biểu hiện của bệnh cúm là: sốt cao, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, có thể bị chảy nước mũi và ho. Ngoài ra còn có những triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa, đặc biệt là ở trẻ em.
Những ai dễ mắc phải cảm cúm?
Phụ nữ mang thai, người già, trẻ nhỏ là những đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm khi thời tiết giao mùa
Cúm là một bệnh hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể bị đế 6-7 lần/năm.
Các đối tượng dễ mắc bệnh cúm bao gồm:
  • Trẻ em và người cao tuổi
  • Người béo phì hay chế độ ăn ít dinh dưỡng
  • Người hút thuốc lá, có tiền sử mắc bệnh hen và có bệnh về phổi
  • Người trầm cảm hay bị căng thẳng mãn tính
  • Người bị thiếu ngủ hay thiếu vitamin D
  • Người đang dùng liệu pháp hóa trị
  • Đặc biệt, những người không có nguy cơ mắc bệnh cúm cao vẫn có thể bị nhiễm cúm với những triệu chứng nhẹ hơn.
Cách phòng và điều trị cảm cúm

Nếu bạn đang bị nhiễm cúm, nhớ nghỉ ngơi, uống nước thường xuyên và dùng paracetamol nếu cần thiết. Để tránh lây truyền bệnh, thực hiện vệ sinh sạch sẽ như rửa tay với xà phòng, xử lý khăn giấy an toàn và không dùng chung đồ uống, bàn chải đánh răng hoặc dao kéo.
Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng.
Uống thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bạn nhận ra triệu chứng có thể làm giảm thời gian bệnh và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm khi thời tiết giao mùa theo cách đơn giản sau:

  • Tiêm phòng vắc-xin ngừa cảm cúm mỗi năm
  • Tránh căng thẳng vì nó có thể hạn chế sự miễn dịch của cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả có chứa các loại vitamin để tăng cường miễn dịch cần thiết như A, C, E, B6, B12 và axít folic.
  • Không hút thuốc
  • Hấp thụ ánh nắng hàng ngày để tăng mức độ vitamin D
  • Tăng cường sức khỏe của phổi bằng cách theo dõi tình hình bệnh suyễn (đối với những người mắc bệnh này)
  • Duy trì cân nặng vừa đủ với thân hình của bạn

Lưu ý : Tiêm phòng cúm hàng năm có thể bảo vệ bạn khỏi vi rút cúm nhưng không phải tất cả bởi một số vi rút có khả năng “lọt qua hàng phòng vệ”, vì vậy bạn vẫn có khả năng nhiễm cúm với những triệu chứng ít nguy hiểm hơn. Bạn không thể bị nhiễm cúm từ việc tiêm chủng nhưng bạn có thể gặp các triệu chứng giống như cúm cho đến 48 giờ sau khi tiêm.

Mẹo chữa cảm cúm bằng tinh dầu hồi mà không cần dùng thuốc

tin mới
Xem thêm