Người chạy thận lọc máu cần phải biết nếu không sẽ gặp những biến chứng…
Khỏe Đẹp Plus – Chạy thận lọc máu là một trong hai phương pháp trị liệu của những bệnh nhân mắc bệnh suy thận. Phương pháp này được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa dưới sự hỗ trợ của các loại máy móc chuyên dụng.
Chạy thận thực chất là làm gì ? Các cách chạy thận phổ biến hiện nay?
Chạy thận lọc máu còn gọi là thẩm tách máu (Dialysis) hay gọi tắt là HD là phương pháp điều trị cho người bệnh suy thận, chức năng thận giảm từ 85 – 90 %. Đây là cách làm giảm lượng nước dư thừa, các cặn bã, độc tố, muối và các chất thải khác tích tụ, đồng thời một số chất an toàn như bicarbonate, natri, kali được giữ lại trong máu ở mức độ cho phép.
Thẩm tách máu là kỹ thuật sử dụng nguyên lý thẩm tách để loại bỏ các chất thải hoặc chất độc ở trong máu. Thẩm tách máu áp dụng cho những người có thận đã ngừng hoạt động, được thực hiện bằng thận nhân tạo hay máy thẩm tách.
Trong quá trình thực hiện thẩm tách, một dòng máu được lấy từ động mạch trên cánh tay của bệnh nhân và được cho lưu thông qua máy thẩm tách ở một bên màng bán thấm, ở bên kia màng một dung dịch tương tự với máu của bệnh nhân sẽ được lưu thông. Lượng nước dư thừa và các chất thải độc hại trong máu sẽ được thấm qua màng, protein và hồng cầu sẽ không lọt qua được do các lỗ của màng này quá nhỏ. Máu tinh khiết sẽ được truyền lại vào cơ thể người bệnh bằng con đường tĩnh mạch.
Thẩm tách máu cũng được thực hiện theo một quy trình nhất định.
Trong quá trình lọc máu, bạn có thể ngồi hoặc nằm trên ghế sao cho tư thế thoải mái nhất mà không gây cản trở cho quá trình lọc. Bộ lọc máu của máy thẩm tách sẽ hoạt động như một quả thận trong suốt quá trình lọc để làm sạch máu.
Trước khi tiến hành lọc máu, người bênh sẽ được kiểm tra các thông số về sức khỏe như trọng lượng, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể. Phần da bao phủ vị trí tiếp cận nơi máu chảy ra và vào lại cơ thể cũng được sát trùng sạch sẽ.
Khi quá trình lọc máu được tiến hành, người bênh sẽ được chèn hai kim vào cánh tay thông qua các tĩnh mạch, các kim này cũng được dán cố định để giữ an toàn. Các kim này sẽ được gắn với ống nhựa dẻo kết nối với màn thẩm tách. Máy lọc máu sẽ đưa chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu vào chất tẩy rửa dialysate. Máu đã được lọc sẽ trở lại cơ thể qua ống thứ hai. Tốc độ thẩm tách máu, liều lượng thuốc hoặc chất lỏng thẩm tách máu sẽ được điều chỉnh phù hợp với cơ thể của từng người sao cho bệnh nhân dễ chịu nhất.
Trong qu trình thẩm tách, huyết áp và nhịp tim có thể dao động khi chất lỏng dư thừa được lấy ra khỏi cơ thể nên các bác sĩ sẽ kiểm tra và giám sát trong suốt quá trình lọc máu.
Cuối cùng, khi thẩm tách máu được hoàn thành, kim sẽ được lấy ra khỏi tĩnh mạch và các bác sĩ sẽ dùng thuốc chuyên dụng để ngăn ngừa chảy máu. Quá trình thẩm tách máu hoàn thành, người bệnh có thể trở về nhà và sinh hoạt nghỉ ngơi bình thường.
Phương pháp lọc máu kéo dài 4-5h, nếu suy thận mãn tính, bạn sẽ phải tiến hành lọc máu 3 lần mỗi tuần.
Các trường hợp được chỉ định lọc máu bao gồm những bệnh nhân có hội chứng suy thận gây nên rối loạn các chức năng của não, chất kali trong máu gia tăng mà các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả. Những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cũng được các bác sĩ khuyến cáo lọc máu sớm bằng thận nhân tạo. Bên cạnh đó, bệnh nhân có trọng lượng lớn trên 80kg bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối cũng cần tiến hành chạy thận lọc máu vì cần đào thải một lượng lớn chất ure mà phương pháp thẩm phân phúc mạc không thể đáp ứng được.
Chạy thận lọc máu cũng có thể xảy ra một số biến chứng như tụt huyết áp( thể tích máu giảm làm giảm độ đẩy của tim, giảm cung lượng tim), chuột rút, nôn và buồn nôn, nhức đầu, đau ngực và đau lưng, ngứa ngáy…
Để chạy thận lọc máu được an toàn, bệnh nhân cần được chuẩn bị kĩ càng trước lúc chạy thận đầu tiên từ vài tuần tới vài tháng. Việc chạy thận nhân tạo tuy cần thiết đối với những người bị suy thận, nhưng khi tiến hành cần lưu ý các chỉ định trong những trường hợp suy thận khác nhau, tránh các trường hợp chống chỉ định như rối loạn máu, nhồi máu cơ tim, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối…Bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định của những người có chuyên môn để quá trình chạy thận được đảm bảo và đạt hiệu quả cao.











Luận