Tại sao chữa bệnh bằng châm cứu bấm huyệt không dùng thuốc mà bách bệnh tiêu tan
Chữa bệnh bằng châm cứu bấm huyệt không cần dùng thuốc mà hóa giải hàng trăm bệnh tật, bao gồm bệnh hiểm nghèo là những thành tựu không thể phủ nhận của nền Đông y.
Nhiều người vẫn sẽ thắc mắc tại vì sao trường phái chữa bệnh không dùng thuốc như Châm cứu, Cấy chỉ, bấm Huyệt lại có thể chữa được hàng trăm loại bệnh rất hiệu quả mà không cần phải dùng thuốc?
Tại sao trên thế giới, nhắc đến y học cổ truyền Việt Nam người ta chủ yếu biết đến hai bác sĩ của trường phái không dùng thuốc như giáo sư Nguyễn Tài Thu và bác sĩ Lê Thúy Oanh, đây là hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới về y học cổ truyền.
Với những nghiên cứu mới dưới đây, hy vọng sẽ giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc trên.
Theo YHCT: “Huyệt” là một điểm trên da “nơi thần khí hoạt động vào ra, được phân bố khắp phần ngoài cơ thể nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương”. “Huyệt” còn có tên là “Du huyệt”.
Sách Trung Y Học Khái Luận nêu khái niệm: “Du huyệt” là chỗ mà khí của kinh lạc, tạng phủ của con người thấu ra ngoài thân thể. “Du” có nghĩa là chuyển vận; “Huyệt” có nghĩa là trống không. “Du huyệt” lại có những tên gọi như “Khí huyệt”, “Khổng huyệt”, “Cốt không”.
Có thể nói “Huyệt” là nơi khí của tạng phủ, kinh lạc, của gân, cơ, xương, khớp hội tụ lại và tỏa ra phần ngoài cơ thể, có quan hệ với các hoạt động sinh lý và biểu hiện bệnh lý của cơ thể, giúp cho thầy thuốc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh một cách tích cực.
Nhận xét: Cách người xưa miêu tả về “Huyệt” quá trừu tượng khiến người học rất khó hiểu, khó hình dung một cách đúng nghĩa, càng khó hiểu được bản chất để vận dụng hiệu quả. Nhằm giúp người học hiểu sâu hơn về bản chất của “Huyệt” theo một cách khoa học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một khái niệm mới như sau:
“Huyệt là những “vị thuốc sinh học” phân bố trên khắp cơ thể, khi được tác động bằng bất kỳ hình thức nào đó, nó sẽ kích thích cơ thể tạo ra các chất, các yếu tố nội sinh tương đương với các hoạt chất và cơ chế điều trị của thuốc để chữa bệnh, điều chỉnh lại sự rối loạn mất thăng bằng của cơ thể”.
Giải thích: Thực tế trên lâm sàng cho thấy, hiện nay có rất nhiều bệnh đều phải dùng thuốc để chữa, trong thuốc có các hoạt chất giúp cơ thể chữa bệnh.
Thế nhưng khi các thầy thuốc YHCT sử dụng “Huyệt” bằng các phương pháp như Châm cứu hay Cấy chỉ, bấm huyệt v v… bệnh nhân không cần phải dùng thuốc mà bệnh vẫn khỏi như khi uống thuốc.
Chứng tỏ, hai phương pháp này có cùng một cơ chế tác động vào cơ thể giống nhau nên mới mang lại hiệu quả giống nhau, nghĩa là khi ta dùng Châm cứu, Cấy chỉ hoặc bấm huyệt sẽ khiến cơ thể tạo ra các chất nội sinh tương đương như thuốc bên ngoài, giúp cơ thể chữa bệnh, các hoạt chất nội sinh có thể giống hoặc khác hoạt chất của thuốc, nhưng đều cùng chung một tác dụng chữa khỏi bệnh đó.
Vậy ta có thể gọi thuốc là chất ngoại sinh, còn huyệt giúp tạo ra các chất nội sinh để chữa bệnh, điều này giúp lý giải được vì sao sử dụng “Huyệt” lại có thể điều trị hiệu quả được hàng trăm loại bệnh thuộc các chuyên khoa Nội – Ngoại – Sản – Nhi v v…
Ví dụ: Trên lâm sàng, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp Cấy chỉ chữa bệnh gần như hoàn toàn, rất hiếm khi sử dụng thuốc, những bệnh như viêm xoang do nhiễm khuẩn hoặc nấm, mặc dù không cần dùng kháng sinh, chỉ dùng huyệt mà bệnh vẫn khỏi, hoặc những bệnh như thiếu máu toàn thân, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, rong kinh, máu và gan nhiễm mỡ vẫn có thể điều trị ổn định mà không cần thuốc.
Trong hệ thống huyệt của y học cổ truyền, cũng có những huyệt kích thích cơ thể tạo ra kháng sinh, chống viêm, giảm đau, giãn cơ, huyệt cầm máu, huyệt tạo ra chất chống đông, huyệt tăng áp, huyệt hạ áp, huyệt an thần, huyệt phá các khối u, huyệt làm tăng bạch cầu, tăng miễn dịch v v…
Có thể khẳng định cơ thể con người có “Huyệt” giống như có một rừng thuốc quý, quan trọng là có biết lấy ra để sử dụng hay không mà thôi, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào “ngộ tính”, vào chuyên môn trình độ của mỗi bác sĩ.
Trên đây là một số kiến giải về việc chữa bệnh bằng châm cứu bấm huyệt. Liên quan chủ đề này còn rất nhiều kiến giải khác nhau. Rất mong các thầy thuốc, bậc trí huệ có thể bổ sung thêm.
Tác giả: Lê Duy Linh











Luận