Bật mí 5 công dụng của tía tô trong chữa bệnh và làm đẹp

Đăng bởi: Thanh Bình Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai 2017 1:37 chiều

Khỏe Đẹp Plus – Công dụng của tía tô từ lâu đã không còn quá xa lạ với người dân đất Việt. Chúng thường được dùng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, rất ít người biết được những công dụng tuyệt vời của loại rau gia vị này trong chữa bệnh và làm đẹp.

Những thực phẩm làm đẹp da trong mùa hè

Tuyệt chiêu làm đẹp với tinh dầu quế khiến chị em mê mẩn

Bi kíp làm đẹp của hoa hậu xứ Mường

Xu hướng làm đẹp mới nhất năm 2016

Khoedepplus sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về loại cây này tới độc giả để các bạn có thể nắm được những công dụng và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất nhé.

1. Mô tả chung về cây tía tô

Theo đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao, lá của loài cây này không gây nóng vì có nhiều chất xơ nên giảm đi tính ấm, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Tía tô hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô có tên khoa học là Folium Perillae Fructescentis thuộc họ hoa môi (Lamiacae). Cây có chiều cao trung bình từ 0,5- 1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng hoặc tím mọc đối nhau. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông, có giá trị sử dụng cao.

cong-dung-cua-tia-to

Tía tô có nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp tuyệt vời

Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa, được trồng trên khắp cả nước và Châu Á. Lá tía tô được thu hoạch vào mùa hè nhưng quả thì phải đến mùa thu mới là mùa thu hoạch. Trong tía tô khô chứa 0,3-0,5% tinh dầu, citral 20%.

Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, limonen, L-perrilla alcohol, hydrocumin, α-pinen còn có elsholtziaceton, bergamoten, β-cargophylen và linalool perillaldehyd. Hạt chứa nước 6,3%,dầu béo 45,07%, protein 23,12%, N 10,28%, acid nicotinic 3,98 mg/100g, tro 4,64%. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, linoleic 33,6-59,4%, oleic 3,9-13,8%, acid linolenic 23,3-49%

2. Tác dụng tuyệt vời của tía tô trong chữa bệnh và làm đẹp

Chữa cảm mạo

Khi còn nhỏ, mỗi lúc bị cảm bạn thường được bố mẹ cho ăn cháo nấu chung với tía tô phải không. Nói đến lá của loại cây này thì công dụng hữu hiệu nhất chính là trị cảm mạo. Theo đông y để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn… bạn làm theo những cách sau:
Xông, ngâm chân: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa, ngoài ra có thể dùng nước này để ngâm chân. Nếu lá được rửa sạch thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông.
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, để mồ hôi toát ra giúp giải cảm rất tốt.
Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi rồi gạn lấy nước trong để uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Cách này dùng cho trẻ em người già yếu rất hiệu quả.

Chữa bệnh gout

Bệnh gout được coi là căn bệnh của giới nhà giàu nhưng bài thuốc để chữa bệnh lại vô cùng rẻ tiền từ lá tía tô. Người mắc bệnh gout là do chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến dư thừa Acid Uric trong máu làm tích tụ và lắng đọng tinh thể Urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, gây ra viêm sưng khớp và những cơn đau cấp.

cong-dung-cua-tia-to

Tía tô giúp chữa bệnh gout hiệu quả

Một số người thường sử dụng thuốc tây y và đông y để điều trị. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ đem lại hiệu quả nhất định và vẫn có khả năng tái phát do cơ thể tiếp tục tích tụ tinh thể Urat, tiếp tục gây sưng đau cho người bệnh. Không những thế, những loại thuốc tây y có tác dụng giảm đau, kháng viên sẽ  làm suy giảm chức năng của gan và thận dẫn đến giảm khả năng đào thải Acid uric, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tía tô có chưa 04 chất khác nhau ức chế hiệu quả các emzym xanthine oxydase – loại emzym gây ra quá trình hình thành acid uric trong cơ thể người. Chính vì vậy, người bị bệnh gout nên thường xuyên sử dụng tía tô trong bữa ăn hàng ngày để nồng độ acid uric được giữ ở mức thấp, giúp bệnh thuyên giảm đáng kể.

Chữa mề đay, mẩn ngứa

Bạn có làn da nhạy cảm, dễ bị mề đay, mẩn ngứa khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời, với khí lạnh, côn trùng, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… Một bài thuốc vô cùng đơn giản giúp bạn loại bỏ cảm giác khó chịu đó là dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, sau khi xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch nhé.

Chữa dạ dày

tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Những người gặp vấn đề về dạ dày nên dùng ở dạng nước sắc. Loại lá này không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn nữa đấy.

Giảm béo, làm đẹp da

Tía tô có tính kháng viêm, sát khuẩn khá mạnh, lại có khả năng kích thích mạnh tuyến mồ hôi, do vậy nó được coi là phương pháp làm đẹp tuyệt vời của phụ nữ trong việc làm trắng da, giảm béo và trị mụn hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá tía tô để làm đẹp bằng cách uống trà bột tía tô, xông hơi, làm mặt nạ, tắm và ngâm chân.

cong-dung-cua-tia-to

Tía tô được chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp da và giảm béo hiệu quả

Loại dược liệu này có những công dụng thật tuyệt vời phải không? Hy vọng các bạn đã nắm được những thông tin bổ ích từ bài viết trên.

Làm đẹp với tinh dầu hoa hồi giúp “thổi bay” bụi bẩn ở lỗ chân lông, giảm stress….

Bí quyết làm đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn cho các bạn nữ

4 công thức làm đẹp da cực lạ từ trứng chim cút

tin mới
Xem thêm