Khỏe Đẹp Plus

CHỦ ĐỀ

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Khỏe Đẹp Plus – Công dụng cây đinh lăng đã dân gian lưu truyền, khoa học nghiên cứu. Với những cây được trồng từ 3 năm trở lên thì tất cả các bộ phận của cây từ thân, cành, lá cho đến rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc. 

Tác dụng làm thuốc của rễ đinh lăng
Chia sẻ công dụng của cây đinh lăng chữa 9 loại bệnh

Mô tả cây đinh lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harras, đây là loại cây thuộc họ Nhan sâm – Araliaceac. Dân gian thường gọi là cây Nam dương sâm hay cây Gỏi cá. Cây nhỏ có hình dạng bụi, thân cây nhẵn không có gai, ít phân nhánh, cao trung bình từ 0.8 – 1m.

Lá cây đinh lăng có bẹ, dạng kép mọc so le, phiến lá 3 lằn xẻ hình lông chim, mép lá có răng cưa không đều, các đoạn đều có cuống  dài 3-10mm, lá có mùi thơm. Cụm hoa gồm nhiều tán, hình khuy ngắn, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng xám, ra hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 7. Quả dẹt, hình trứng, màu trắng bạc.

cong-dung-dinh-lang-trong-viec-chua-benh

Cây đinh lăng được trồng phổ biến trong mỗi gia đình Việt

Đinh lăng được coi là nhân sâm của người nghèo bởi trong rễ có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm và nhiều sinh tố B1. Ngoài ra rễ cây còn chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể.

Cây đinh lăng có mấy loại ?

Là loài cây được trồng phổ biến trong mỗi gia đình người Việt nhưng chắc hẳn rất ít người phân loại được cây đinh lăng. Vậy đinh lăng có mấy loại được công nhận ở Việt Nam. Chúng tôi xin liệt kê để các bạn có thể phân biệt được nhé.

Đinh lăng lá nhỏ

Đây là loại đinh lăng được trồng phổ biến nhất và được nhiều người biết đến nhất. Đây là một loại cây nhỏ, không có gai, thân nhẵn, cao trung bình từ 0,8 đến 1,5 m, thậm chí những nơi đất tốt cây cao đến 1,8 – 2 m. Dân gian thường dùng lá của loại đinh lăng này để ăn gỏi cá và sắc nước uống hoặc ngâm rượu rất tốt.

Đinh lăng đĩa

Bạn biết loại cây đinh lăng này chứ? Đây là loại cây có hình dáng lá rất to và hiếm gặp. Loại cây này rất ít người biết đến vậy nên nó ít được dùng làm thuốc hay làm cảnh.

Đinh lăng lá răng

Loại đinh lăng này được dùng phổ biến để làm cảnh trong nhà, lá xẻ răng cưa

Cây Đinh Lăng Viền Bạc

Đây là loại đinh lăng được dùng làm cây cảnh dưới dạng bon sai. Lá của nó xẻ và dáng rất đẹp.

Đinh lăng lá to

Cây đinh lăng lá to có là khác với đinh lăng lá nhỏ và cũng khá là hiếm gặp. Củ của loại đinh lăng này không có giá trị bằng củ đinh lăng lá nhỏ nên rất nhiều người sợ mua nhầm củ của nó.

Đinh lăng lá tròn

Tại sao loại đinh lăng này lại có cái tên như vậy? Rất đơn giản, vì lá của nó hình tròn. Loại đinh lăng này thường được dùng làm cảnh trong nhà.

cong dung dinh lang trong viec chua benh

Công dụng cây đinh lăng được nhiều người áp dụng

Những công dụng cây đinh lăng

Lợi sữa

Thật là thiếu sót nếu bỏ qua một thức uống lợi sữa từ loại cây này. Phụ nữ sau khi sinh dùng phần lá khô sắc lấy nước uống khi còn nóng sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh và đặc biệt có nhiều sữa. Ngoài ra, để bổ sung dinh dưỡng  và có nguồn sữa dồi dào trong thời gian cho con bú các bà mẹ lấy 50-100g lá cây đinh lăng tươi băm nhỏ trộn cùng với bong bóng lợn và gạo nếp nấu cháo ăn.

Chữa chứng mồ hôi trộm

Trẻ nhỏ luôn năng động, nghịch ngợm, việc ra mồ hôi là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn nên để ý đến trẻ nếu ngay cả khi không vui chơi, hoạt động mà vẫn thấy trẻ thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu thì đó là chứng mồ hôi trộm. Nếu các mẹ không chú ý, để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị ngấm mồ hôi vào trong dễ gây viêm phổi ở trẻ, rất nguy hiểm. Để bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và hết chứng mồ hôi trộm, bạn dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Lá cây khô sẽ giúp trẻ hết mồ hôi trộm.

Chữa lành vết thương

Nếu bạn bị thương ngoài da và chảy máu, một cách đơn giản để chữa lành vết thương cho bạn đó là bạn chỉ cần giã nát vài chiếc lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương của bạn mau lành. Hãy thử nhé, bạn sẽ thấy vô cùng hiệu quả đấy.

dinh lang co tac dung gi

Công dụng đinh lăng trong chữa bệnh

Chữa bệnh tiêu hóa

Với những người bị bệnh tiêu hóa như đầy hơi,  tiêu chảy, khó tiêu chỉ cần phơi khô lá cây đinh lăng rồi sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

Bệnh thận

Cây đinh lăng có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Chính vì vậy, những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

Chữa sưng đau cơ khớp

Sưng đau cơ khớp là bệnh thường gặp ở người già và người trung niên. Khi bị đau bạn lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Đắp lại liên tục, đến khi khô lại đắp lại vết sưng đau sẽ dịu đi nhanh chóng và mau lành hơn.

Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

cong-dung-dinh-lang-trong-viec-chua-benh

Rễ cây đinh lăng chứa nhiều thành phần Saponin có tính phá huyết làm vỡ hồng cầu

Rễ cây đinh lăng có chứa nhiều thành phần Saponin có tính phá huyết làm vỡ hồng cầu. Chính vì vậy bạn không được sử dụng loại dược liệu này với liều cao bởi sẽ bị say, xuất hiện cảm giác nôn mửa, tiêu chảy và mệt mỏi. Bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách và chỉ sử dụng những cây được trồng từ 3 đến 5 năm trở lên.

HÃY VOTE NẾU TIN HỮU ÍCH!
Share.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG KHỎE ĐẸP PLUS

  • Địa chỉ ĐKKD: Số 351 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Giấy phép thiết lập MXH số 144/GP-BTTTT, ký ngày 11/04/2017
  • Điện thoại: 0967 050 222
  • Email: khoedepplus.vn@gmail.com
  • Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Ngân
  • © Khỏe Đẹp Plus 2024 . All Rights Reserved.
  • Điều khoản dịch vụ
  • Chính sách Quyền riêng tư