Khi lắng nghe một câu chuyện, chúng ta thường đóng vai trò là người nghe bị động và không hoàn toàn tập trung đủ sâu vào điều mà người đối diện đang giao tiếp. Trở thành một người nghe chủ động rất quan trọng ngay cả khi ngôn từ không được phát ra thành lời. Hãy quan sát xung quanh và bạn sẽ thấy không phải ai cũng là những người lắng nghe tốt, trong gia đình, trong nhóm những người bạn thân và tại nơi làm việc.
Khi lắng nghe một câu chuyện, chúng ta thường đóng vai trò là người nghe bị động và không hoàn toàn tập trung đủ sâu vào điều mà người đối diện đang giao tiếp. Trở thành một người nghe chủ động rất quan trọng ngay cả khi ngôn từ không được phát ra thành lời. Hãy quan sát xung quanh và bạn sẽ thấy không phải ai cũng là những người lắng nghe tốt, trong gia đình, trong nhóm những người bạn thân và tại nơi làm việc.
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang không thật sự lắng nghe
Bạn có thể không thật sự lắng nghe người kể chuyện. Dù cơ thể bạn đang ở đó nhưng tâm hồn lại đang ở nơi khác. Hoặc bạn không hiểu tại sao cuộc trò chuyện với đồng nghiệp luôn kết thúc bằng một sự căng thẳng. Hãy kiểm tra xem liệu bạn có hay gặp vài lỗi thông thường khi bạn lắng nghe người khác dưới đây hay không:
1.Đầu óc bạn đang trên mây và nghĩ về một người khác (hoặc đang nghĩ về sẽ nấu món gì vào buổi tối) trong khi người đối diện đang trò chuyện
2.Luôn nghĩ xem phải nói gì tiếp theo
3.Đánh giá người khác thông qua những gì họ nói
4.Bạn lắng nghe chọn lọc với một mục đích sẵn có trong đầu. Ví dụ như phải bán được bảo hiểm cho người bạn mình đang trò chuyện.
Những lỗi cơ bản trên là dấu hiệu của lắng nghe bị động, chúng sẽ dẫn tới việc thông tin bị bỏ lỡ và không nhập tâm vào câu chuyện. Khi này bạn cũng có thể không nhận ra được cảm xúc và mong muốn của chính mình. Những cảm xúc này đang gửi một thông điệp ngầm rằng bạn không thật sự quan tâm lắm lới câu chuyện của người đối diện (mặc dù bạn không thể hiện ra, thậm chí không nhận ra điều đó).
Trở thành một người lắng nghe đồng cảm
Các nghiên cứu về tâm lý học tích cực đã chỉ ra rằng các mối tương tác xã hội dễ dàng và thoải mái sẽ giúp cải thiện sức khoẻ cá nhân và khiến sự hài lòng về cuộc sống cao hơn. Một trong những cách tốt nhất để cải thiện các mối tương tác xã hội đó là học cách lắng nghe đồng cảm – tức thật sự lắng nghe hay lắng nghe chủ động. Lắng nghe đồng cảm là một kĩ năng có thể luyện tập được.
Dưới đây là vài mẹo có thể giúp bạn thực hành lắng nghe đồng cảm:
- Phản tư về nguyên nhân khiến cuộc hội thoại căng thăng và cách bạn phản ứng. Bước đầu tiên là bạn cần chấp nhận rằng bạn đóng góp một phần trong việc thất bại đó, hãy nghĩ thật kĩ về nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn. Liệu có phải vì bạn không ưa người đồng nghiệp đó? Bạn có thiên vị khi trò chuyện hay không? Cách bạn nâng cao giọng nói để phản đối có thật sự cần thiết hay không? Bạn có thể thay đổi điều gì cho lần tiếp theo?
- Thực hành lắng nghe mà không phán xét. Bạn không cần phải đồng ý hay phản đối ngay lập tức với những gì người đối diện đưa ra, hãy để người đối diện nói hết câu chuyện của họ. Một người lắng nghe thành thục sẽ có khả năng đón nhận thông điệp mà không cần đánh giá hay phản hồi vì thiên kiến của mình.
- Hãy thật cố gắng để hiểu được quan điểm của người đối diện. Lắng nghe đồng cảm là việc cố gắng hiểu được quan điểm sống, hoàn cảnh sống của người bạn trò chuyện. Chỉ cần hiểu hơn, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
- Nói ít và nghe nhiều hơn. Khi bạn bắt đầu chủ động cuộc trò chuyện, hãy dành toàn bộ thời gian của cuộc trò chuyện đó cho người kia. Hãy để cho họ có cơ hội nói nhiều nhất về mình và giúp bạn có thêm nhiều thông tin để hiểu thật sự về vấn đề. Nếu mục đích của bạn là lắng nghe, nguyên tắc tốt ở đây là đảm bảo người kia nói nhiều hơn bạn ít nhất gấp đôi những gì bạn nói.
- Hiện hữu và loại bỏ các xao lãng. Một cuộc hội thoại chú tâm sẽ không thể diễn ra nếu bạn liên tục bị người khác hoặc một vật làm phiền. Chú tâm nghĩa là hoàn toàn hiện hữu trong từng khoảnh khắc và chú ý tới những gì đang xảy ra ngay tại thời điểm đó. Điều này có nghĩa là bạn cần quan sát người nói khi họ đang chia sẻ câu chuyện.
Chú ý tới giọng nói, chú ý tới ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc của họ. Hãy lắng nghe cả những suy nghĩ của chính bạn, nhưng hãy cố gắng để chúng sang một bên.
- Khi cần hỏi, hãy hỏi như một nhà trị liệu tâm lý. Lắng nghe đồng cảm là câu chuyện được chia sẻ từ hai phía, để hiểu hơn về người đối diện bạn cần học cách hỏi đúng cách. Dưới đây là một vài lời khuyên từ các nhà trị liệu tâm lý.
Những câu hỏi không lời. Một cái nhíu lông mày, một cái gật đầu ám chỉ đồng ý hoặc một phút im lặng để ra hiệu người đối diện tiếp tục câu chuyện của họ là cách tinh tế để trò chuyện mà không ngắt mạch cảm xúc của câu chuyện.
Hãy hỏi với ý định tốt. Đừng hỏi như bạn đang cố bắt lỗi người đối diện. Bạn hoàn toàn có thể hỏi những câu như có điều gì khiến người đó cảm thấy phiền lòng hoặc ở công ty có gì khiến họ cảm thấy không vui. Miễn là tránh những câu hỏi khiến người đối diện cảm thấy tồi tệ.
Giữ giọng nói thật nhẹ nhàng. Khi đặt ra các câu hỏi, đặc biệt trong công việc bạn sẽ có những câu hỏi khá thẳng thắn và trực tiếp liên quan tới các vấn đề chung, chúng có thể trở nên giống như bạn đang cố động chạm tới người đối diện. Hãy hỏi thật chậm rãi, một cách nhẹ nhàng nhất có thể và quan sát liệu các câu hỏi của bạn có được chào đón hay không.
Nếu phù hợp, hãy kiên định để tìm ra được một câu trả lời rõ ràng. Nếu câu trả lời chưa thật sự giải đáp thắc mắc và giải quyết được vấn đề, hãy tiếp tục hỏi theo một cách khác. Hoặc thêm những câu hỏi để làm rõ được suy nghĩ, cảm nhận và ý định của người đối diện.
Sử dụng các câu hỏi khác nhau theo các tình huống khác nhau. Linh hoạt khi đặt câu hỏi tuỳ theo hoàn cảnh. Với công việc, các câu hỏi về kế hoạch, sự việc thường đi thẳng vào vấn đề. Trong khi trò chuyện với bạn bè và gia đình sẽ liên quan nhiều tới vấn đề cảm xúc.