Giải mã về cây thuốc xuyên tim đang được thu mua cạn kiệt ở Cao Bằng
Khỏe Đẹp Plus – Cây xuyên tim đã được các thầy thuốc dân tộc ở Cao Bằng sử dụng chữa các chứng bệnh về tim mạch rất hiệu quả. Tuy nhiên, cây thuốc quý này đang bị thu mua tận diệt.
Giải mã về loại dược liệu nổi tiếng ở Lạng Sơn tốt bậc nhất thế giới
Cạn kiệt cây xuyên tim
Lương y Phạm Chí Mạnh (số nhà 55, tổ 27, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng) là người chuyên lên rừng tìm những vị thuốc quý để làm thuốc chia sẻ về cây dược liệu quý này.
Theo lương y Mạnh, cây xuyên tim mọc ở các đỉnh núi đá vôi cao. Cây mọc vào mùa xuân. Cây cao khoảng 20 cm. Cây cỏ thân cứng. Lá và thân cây có vị chua chua. Cây xuyên tim có mùi thơm nhẹ.
Theo kinh nghiệm của người dân thì việc thu hái cây thuốc vào mùa hạ sẽ có được nhiều hoạt chất nhất.
Người dân thường thu hái về phơi nắng rồi cho vào túi nilon ủ kín sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng cháy rất đẹp. Việc bảo quản tốt có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, cây xuyên tim đang được các thương lái thu mua cạn kiệt, dẫn đến thiếu nguyên liệu làm thuốc trầm trọng.
Thương lái thu mua theo kiểu tận diệt với giá rất cao, từ 1.4000.000 – 1.600.000 đồng mỗi kg. Họ thu mua rồi bán lại cho các thương lái phương Bắc.
Theo khảo sát, trước đây, cây xuyên tim mọc rất nhiều, cần thuốc chữa bệnh chỉ cần ra đỉnh núi phía sau nhà là có thể hái được.
Tuy nhiên, khi các thương lái đến đặt người dân địa phương thu mua. Họ lại đi đến các bản làng đặt hàng người dân. Người dân thấy cây này có giá cao nên họ đã lùng sục khắp các đỉnh núi. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, không ý thức được sự quan trọng của cây thuốc này. Theo đó, họ nhổ cả gốc lẫn rễ theo kiểu tận diệt.
Hiện, cây xuyên tim được coi là một trong những cây thuốc quý đang có nguy cơ bị tận diệt ở Cao Bằng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chữa bệnh bằng các bài thuốc gia truyền.
Hầu như các bài thuốc gia truyền cần đến vị thuốc này đều rất khó tìm. Do đó, các thầy thuốc đã tính cách tìm cây thuốc khác để thay thế. Tuy nhiên, do cây thuốc này có những công dụng riêng, hiệu quả tốt nhất nên rất khó có cây thuốc khác thay thế vị thuốc quan trọng ấy.
Các thầy thuốc cũng thừa nhận rằng, việc dùng các vị thuốc khác để thay vị thuốc xuyên tim đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng bài thuốc gia truyền.
Công dụng tuyệt vời của cây thuốc xuyên tim
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ cây cây xuyên tim được thu mua với giá rất cao bởi sự quý giá của nó. Nó được coi là vị thuốc khó thay thế vì những công dụng đặc biệt của nó.
Cây xuyên tim có tác dụng đặc biệt tới hệ tim mạch, cách sử dụng cũng thật đơn giản, hiệu quả mang lại thì rất lớn.
Bên cạnh việc sử dụng kết hợp với các bài thuốc gia truyền khác, nếu chỉ dùng riêng cây xuyên tim cũng có thể trở thành bài thuốc.
Theo đó, chỉ cần dùng riêng cây xuyên tim cũng có tác dụng chữa bệnh. Người bản địa thường dùng cây này bằng hai cách. Cách 1 là sắc uống ngày dùng ngày 10-20g khô, uống liên tục từ 20 ngày trở lên sẽ có tác dụng hữu hiệu.
Cách 2 là ngâm rượu. Mỗi bữa từ 1 đến 3 chén. Rượu thuốc cây xuyên tim có tác dụng rất tốt trong việc lưu thông huyết mạch và cũng rất tốt cho sự tuần hoàn của máu.
Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc bản địa, cây xuyên tim có tác dụng hỗ trợ điều trị về tim, tan các mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu, cục máu đông, giảm mỡ máu, ngăn không cho mảng xơ vữa trở lại, bệnh tim, mạch vành cũng như viêm tắc động mạch, tĩnh mạch trở lại bình thường.
Người mắc bệnh suy tim, máu không đủ nuôi cơ tim, làm cơ tim xơ cứng mất tính dẻo dai đàn hồi.
Cây xuyên tim được coi là phương thuốc hỗ trợ bảng A trong các con đau ngực ở người Cao Tuổi.
Cây xuyên tim có tác dụng chữa các triệu chứng động mạch vành: Đau thắt ngực, cảm giác nóng rát, bốc hoả giữa ngực, nghẹn cổ, khó thở, đôi khi hồi hộp, hụt hơi, mệt ở ngực, chóng mặt, hoảng hốt, đau ở tim.
Ngoài ra còn dùng được cho cả người bị viêm tắc động mạch phổi.
Chia sẻ với chúng tôi, lương y Phạm Chí Mạnh tiếc nuối: “Thương lái thu mua cây xuyên tim gần như cạn kiệt rồi, sau này biết lấy gì để làm thuốc nữa”.











Luận