Khỏe Đẹp Plus

CHỦ ĐỀ

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Khỏe đẹp plus – Osaka đón tôi với một trận mưa lớn khi máy bay đáp xuống sân bay quốc tế Kansai. Thời điểm đó, người dân các tỉnh Hiroshima và Okayama miền Tây Nhật Bản phải gánh chịu trận lũ lụt lịch sử kinh hoàng nhất kể từ sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011

ky-niem-mot-chuyen-di-nhat-ban-xu-so-phu-tang

Đây là lần thứ ba tôi đến thăm Nhật Bản. Hai lần trước tôi đến thăm Osaka đều vội vã. Chỉ kịp check in một vài pic hình kỷ niệm rồi lại di chuyển. Lần này, tôi có dịp ở lại lâu hơn để tham quan một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Osaka. 

Nơi tôi ghé thăm đầu tiên là lâu đài ở Osaka. Lâu đài Osaka không chỉ là biểu tượng của thành phố Osaka mà còn là niềm tự hào về tinh hoa kiến trúc, văn hóa của người Nhật. Với chiều cao 40m, 8 tầng, từ tầng 1 lên tầng 7 là nơi trưng bày các loại vũ khí, áo giáp và các vật dụng dân gian của thế kỷ trước. Riêng tầng 8 được thiết kế như một đài quan sát và ngắm cảnh. Mái ngói của 8 tầng lầu được thiết kế theo phong cách truyền thống Nhật Bản và tất cả đều được mạ vàng ròng. Đứng ở tầng 8 ngắm toàn thành phố Osaka thì thật tuyệt vời!

ky-niem-mot-chuyen-di-nhat-ban-xu-so-phu-tang

Lâu đài Osaka không chỉ là biểu tượng của thành phố Osaka mà còn là niềm tự hào về tinh hoa kiến trúc, văn hóa của người Nhật

Điểm dừng chân tiếp theo tôi đến thăm là ngôi chùa có lịch sử hơn một thiên niên kỷ, chùa Toji. Chùa Toji là một trong những di tích truyền thống nổi tiếng nhất tại Kyoto với kiến trúc tinh tế, khu chợ phiên và tháp chùa cao nhất toàn quốc. Sau khi bị lửa thiêu hủy vào thế kỷ 15, chùa đã được trùng tu và ngày nay trở thành một trong những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản cổ đại đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thăm chùa vào đúng mùa sen, tôi như được đắm chìm vào không gian thanh tịch ấy. Mùi thơm dịu nhẹ của hoa sen khiến tôi có cảm giác lâng lâng khi nhớ về sen quê nhà, sen Hồ Tây!

ky-niem-mot-chuyen-di-nhat-ban-xu-so-phu-tang

Chùa Toji là một trong những di tích truyền thống nổi tiếng nhất tại Kyoto với kiến trúc tinh tế, khu chợ phiên và tháp chùa cao nhất toàn quốc

Có lẽ, cố đô Kyoto luôn là nơi níu chân du khách. Đây là lần thứ ba tôi đến Kyoto, mỗi lần đều có những trải nghiệm khác lạ. Lần thứ nhất, tôi được đến thăm chùa vàng Kinkakuji vào một buổi chiều khi hoàng hôn xuống. Tận mắt ngắm nhìn ngôi chùa được dát vàng in hình trên mặt nước vào lúc hoàng hôn đẹp như một bức tranh thuỷ mặc. Cũng chính vì thế mà chùa Vàng được Unesco được chỉ định là di sản văn hóa thế giới.

ky-niem-mot-chuyen-di-nhat-ban-xu-so-phu-tang

Cố đô Kyoto luôn là nơi níu chân du khách một cách kỳ lạ

Lần thứ hai, tôi được người bạn Nhật dẫn tham quan và trải nghiệm mặc áo Kimono tại một con phố cổ ở Kyoto. Biết thế nào là mặc áo kimono. Sau 2 tiếng mặc 7 lớp trang phục và sau đó khoác lên mình chiếc áo Kimono mới thấy nặng làm sao. Khoảnh khắc được hoá trang thành thiếu nữ Nhật Bản, được mặc áo Kimono là một kỷ niệm đẹp đối với tôi khi đến thăm thành phố này.
Còn lần này, đó là những trải nghiệm của tôi khi khám phá thế giới phật giáo của Nhật Bản.

Nhà sư tại Nhật được lấy vợ khiến tôi không khỏi tò mò. Mỗi đền chùa tại Nhật Bản giống như một gia đình riêng, tự quản chế về kinh tế, quyền lực. Con cháu của các đền chùa nên duyên với nhau càng làm củng cố địa vị và thế lực của hai bên. Chính vì vậy, hiện tượng nhà sư lấy vợ cho đến nay đã trở thành điều không còn mới lạ ở Nhật Bản. Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc đền, chùa ở đây phải làm kinh tế để duy trì sự tồn tại và phát triển.

ky-niem-mot-chuyen-di-nhat-ban-xu-so-phu-tang

Nhà sư tại Nhật dược lấy vợ là hết sức bình thường tại Nhật Bản

Ở đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, bên cạnh Phật giáo ra, ngàn đời nay, người dân Nhật Bản còn có tập quán tôn thờ các vị thần đến từ thế giới tự nhiên.

Thế nên, việc phối thờ Thần – Phật xuất hiện khá phổ biến ở các đền, chùa trên khắp đất nước Nhật Bản. Và có lẽ do xuất phát từ lý do đó mà nhiều người Nhật cho rằng mình vừa là Thần tử, vừa là Phật tử.

Và theo một số người, đây chính là nguyên nhân mà Nhật Bản được xếp vào nhóm những quốc gia có số lượng tín đồ Phật giáo cao của thế giới.

Để tìm hiểu rõ hơn về tập tục phối thờ Thần, Phật, tôi ghé thăm một trong những ngôi đền Thần đạo nổi tiếng không chỉ vùng Kansai mà khắp nước Nhật, đó là đền Fushimi Inari hay còn gọi là ngôi đền ngàn cổng.

ky-niem-mot-chuyen-di-nhat-ban-xu-so-phu-tang

Đền Fushimi Inari hay còn gọi là ngôi đền ngàn cổng

Ngôi đền này rất nổi tiếng với hơn 1000 cổng Torii màu đỏ son, những chiếc cổng Torii này liên kết với nhau tạo thành những con đường mòn nằm phía sau khu đền chính. Những con đường này dẫn chúng ta đến với khu rừng rậm của ngọn núi Inari linh thiêng, ngọn núi cao 233 mét nằm trên đất của ngôi đền. Đền Fushimi Inari là ngôi đền Thần đạo. Những con cáo được cho là sứ giả của thần Inari, vì thế, tượng cáo đeo khăn đỏ thường được trang trí 2 bên cổng Torii. Cho nên về mặt kiến trúc lẫn thờ tự những vị thần của tôn giáo này luôn chiếm vai trò chủ đạo và yếu tố Phật giáo chỉ mang tính chất bổ sung.

Dẫn chúng tôi có chuyến trải nghiệm tại Nhật Bản lần này là bạn Duy Anh, một du học sinh của Việt Nam đã có 14 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản. Duy Anh hiện đang là Giám đốc của Học viện Nhật ngữ Jlan tại Nhật Bản. Không chỉ giới thiệu cho chúng tôi về đất nước con người Nhật Bản, Duy Anh còn giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về môi trường học tập của các du học sinh Việt Nam tại Nhật.

Đến thăm Học viện Nhật ngữ GAG tại Nhật Bản, tham dự một tiết học tiếng Nhật tại trường và được trò chuyện với các em, mới thấy sự quyết tâm học tập trau dồi kiến thức của các du học sinh. Học viện Nhật ngữ GAG tại Nhật do Duy Anh điều hành đang là cầu nối tin cậy cho các em thực hiện được ước mơ du học của mình.

ky-niem-mot-chuyen-di-nhat-ban-xu-so-phu-tang

Học viện Nhật ngữ GAG tại Nhật Bản

Để hiểu thêm môi trường học tập tại Nhật, Duy Anh đã kết nối và dẫn chúng tôi đến thăm trường cao đẳng Orio Aishin ở Fukuoka. Ngôi trường đào tạo từ mầm non đến cao đẳng. Chứng kiến một buổi tập luyện của các cháu mẫu giáo lớn giữa trưa nắng nóng chang chang nhưng vẫn diễn tập miệt mài, say sưa khiến chúng tôi cảm phục phương pháp dậy và học của người Nhật!

ky-niem-mot-chuyen-di-nhat-ban-xu-so-phu-tang

Duy Anh đã giúp chúng tôi đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Và trong cuộc hành trình ấy Duy Anh còn giới thiệu và mời chúng tôi trải nghiệm văn hoá ẩm thực của Nhật Bản. 

Người ta thường cho rằng: người Nhật ăn bằng mắt và rất tinh tế. Trước mỗi bữa ăn tôi thường dành một lúc để ngắm cách bày biện từng món ăn của người Nhật. Các món ăn được trang trí rất đẹp mắt khiến tôi không nỡ phá vỡ bức tranh ẩm thực đẹp như vậy! 

Kết thúc chuyến công tác, tôi cùng tham dự buổi giao lưu văn hoá Việt – Nhật do Hiệp hội Nhật ngữ JLan -Nhật Bản tổ chức đã diễn ra đầm ấm tại một khách sạn ở Fukouka. Buổi giao lưu có sự hiện diện của Tổng Lãnh sự quán Việt tại Fukouka bà Nguyễn Minh Hồng, ông Bùi Quốc Thành Cục phó Cục lãnh sự Việt Nam, đại diện các thầy cô và các em học sinh, sinh viên một số trường THPT, CĐ, ĐH của Nhật Bản và hơn 20 các thầy cô là hiệu trưởng các trường THPT, CĐ, ĐH của Việt Nam tham dự. Tại buổi giao lưu, chúng tôi đã được nghe những chia sẻ của các em du học sinh về môi trường dậy và học cũng như đất nước, văn hoá, con người Nhật Bản, sự quyết tâm của các em khi đi du học.

Chia tay, ai cũng quyến luyến và mong muốn sớm trở lại đất nước mặt trời mọc trong một ngày gần đây để tiếp tục được khám phá những điều kỳ diệu ở xứ sở Phù Tang này!

 Trần Thị Hoài Thu

HÃY VOTE NẾU TIN HỮU ÍCH!
Share.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG KHỎE ĐẸP PLUS

  • Địa chỉ ĐKKD: Số 351 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Giấy phép thiết lập MXH số 144/GP-BTTTT, ký ngày 11/04/2017
  • Điện thoại: 0967 050 222
  • Email: khoedepplus.vn@gmail.com
  • Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Ngân
  • © Khỏe Đẹp Plus 2024 . All Rights Reserved.
  • Điều khoản dịch vụ
  • Chính sách Quyền riêng tư