Tâm sự của họa sĩ Hoàng Xuân Thái khi được Lương Y Hà Thị Lỵ chữa viêm xoang
Khỏe Đẹp Plus – Họa sĩ Hoàng Xuân Thái (sinh năm 1954,trú tại số 2B, ngõ 107 Trần Duy Hưng, Hà Nội) mắc viêm đa xoang 20 năm, chữa trị khắp nơi, cầu cứu nhiều thầy thuốc nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Cho đến một ngày cơ duyên đưa ông đến với một vị lương y người dân tộc Tày ở vùng cao xứ Lạng.
Kinh nghiệm sử dụng bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây giao
Cách dùng cây me đất chữa viêm xoang đơn giản dễ làm
Những cây thuốc nam chữa bệnh viêm xoang mũi
3 Mẹo chữa bệnh viêm xoang bằng cây thuốc nam rẻ tiền
Kinh nghiệm dùng cây vòi voi chữa viêm xoang hiệu quả cao nhất
20 năm sống chung với viêm xoang
Chúng tôi gặp ông Hoàng Xuân Thái tại showroom Sản Vật Dân Tộc, số 351 Lương Thế Vinh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là cơ sở kết nối các bài thuốc gia truyền nổi tiếng, hiệu quả từ khắp mọi miền tổ quốc. Bài thuốc chữa viêm xoang của bà Hà Thị Lỵ cũng được ủy quyền phân phối tại cơ sở này.
Họa sĩ Hoàng Văn Thái đã chữa khỏi viêm xoang nhờ bài thuốc dân tộc Tày. Ảnh minh họa.
Ông Thái cho biết, bệnh tình của ông đã khỏi hoàn toàn nhờ bài thuốc gia truyền chữa bệnh viêm xoang của bà lang người dân tộc Tày ở vùng cao xứ Lạng. Trước khi chuẩn bị bay sang Séc, ông đã gọi cho bà Lỵ để tìm mua thuốc cho người bạn. Khi biết lương y có cơ sở số 2 tại Hà Nội, ông đã đến trực tiếp để lấy thuốc.
Ông Thái tâm sự hành trình chữa bệnh khổ cực của mình. Ông đã đi khắp mọi miền tổ quôc, ngay cả thời gian công tác nước ngoài, hễ ở đâu chỉ có thầy giỏi, thuốc hay ông lại tìm đến nơi để điều trị. Ông đã điều trị từ đông y đến tây y, từ thuốc gia truyền này đến cách thức chữa trị hiện đại, thế nhưng bệnh tình vẫn không có dấu hiệu tích cực. Đã đôi lần ông có ý định từ bỏ việc chạy chữa, chấp nhận sống chung với bệnh tật trong suốt quãng đời còn lại.
20 năm sống chung với bệnh tật là quãng thời gian thật sự khủng khiếp. Lúc mới phát bệnh, chỉ bị sốt nhẹ, ngạt mũi, ông chỉ nghĩ thay đổi thời tiết cảm cúm thông thường nên không để ý. Đến lúc uống kháng sinh kéo dài mà vẫn không khỏi, quá khó chịu nên ông mới chịu đi khám. Bác sĩ kết luận ông bị mắc chứng bệnh viêm đa xoang.
Ấn tượng lớn nhất về ông là thời gian lâu dài và quãng đường xa xôi từ Cộng Hòa Séc về Việt Nam chữa bệnh. Vị họa sĩ ấy vẫn thường xuyên đi công tác tại Cộng Hòa Sec. Mỗi lần xuất cảnh căn bệnh tái phát làm ông rất khó chịu và còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thậm chí có những hành khách ngồi cạnh thấy biểu hiện sụt sịt của ông đã tỏ thái độ không muốn ngồi cạnh.
“Mỗi lần cầm cây bút đặt lên bức vẽ, nước mũi chẩy thòng lòng, đau nhức vùng trán thực sự khiến tôi mệt mỏi, công việc bị bỏ dở. Chính vì thế, tôi mong muốn điều trị dứt điểm bệnh xoang hơn ai hết”, ông Thái chia sẻ.
Khổ nhất là lần đi ngủ, chỉ cần ngả lưng xuống là mủ chảy xuống họng, cảm giác vướng ở vòng họng rất khó chịu. Ông Thái rất sợ động vào dao kéo nên chỉ muốn điều trị bằng thuốc, hết bao nhiêu tiền cũng được. Ấy vậy mà bao nhiêu năm ông chữa trị mà bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm. Chỉ đến khi ông gặp một vị lương y người dân tộc ở xứ Lạng.
Cơ duyên đến với thầy thuốc
Sau chuyến đi công tác từ Cộng Hòa Séc về nước, ông được một người bạn mách đến bà lang y Hà Thị Lỵ, người dân tộc Tày, ở thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, chuyên chữa trị bệnh viêm xoang nhiều đời nay. Vậy là ông quyết định lên núi tìm gặp thầy thuốc.
Bà Hà Thị Lỵ băm thuốc chữa bệnh viêm xoang
Hành trình đi đến tìm lương y Lỵ chuỗi những niệm sâu sắc mà suốt đời ông không thể nào quên. Ông bắt xe khách lên thành phố Lạng Sơn, sau đó bắt taxi từ thành phố tìm về địa chỉ bà Lỵ. Không khó khăn gì để tìm được nhà bà Lỵ, vì chỉ cần hỏi đến tên lương y chữa viêm xoang này thì ai cũng biết.
Đến nơi, ông Thái rất bất ngờ với người thầy thuốc nổi tiếng mà vẫn sống trong một ngôi nhà tường trình đơn sơ giản dị. Không gian choáng ngợp với mùi thuốc nam và những bao thuốc chất trong nhà. Có lẽ ấn tượng nhất đối với ông chính là tình cảm ấm áp của vợ chồng thầy lang. Bà Lỵ rót nước thuốc thảo dược, trực tiếp nấu thuốc để ông xông tại nhà, chuẩn bị cơm nước cho khách. Đến hôm về, bà Lỵ còn chuẩn bị sẵn bánh vắt vai (đặc sản của người dân tộc vùng cao) cho ông làm quà. “Gặp gỡ trò chuyện với những con người chất phác, thật thà, với lối sống giản dị ấm tình người khiến tôi không muốn rời xa nơi này”, ông Thái tâm sự.
Cầm những thang thuốc về Hà Nội với niềm tin khác thường. Về nhà, ông rất chịu khó xông thuốc. Những ngày đầu sử dụng, ông thấy mũi dịu hơn hẳn, sau khi xông thuốc những dịch nhầy trong mũi tan chảy ra nhưng trán vẫn hơi nhức và vùng sau gáy vẫn cảm thấy đau, tuy nhiên ông vẫn kiên trì sử dụng. Hàng ngày ông thức dậy sớm đun nồi thuốc. Sau đó ông bật thể loại nhạc mình thích, vừa xông thuốc vừa nghe nhạc, coi việc chữa bệnh như đang thư giãn tại spa. Sau khi xông xong, ông lấy một lít nước ấm hòa với ít muối và thái ít lát tỏi bỏ vào vệ sinh lại vùng xoang. Bã của các thang thuốc được ông dồn lại để đun lên để tắm, đắp vào sau gáy để giảm đau và khử những vi khuẩn đang kí sinh trên da, cũng như để tác dụng trực tiếp vào mầm bệnh.
Sử dụng hết liệu trình đầu tiên thì dịch mủ trong mũi của cũng dần tan biến, các cơn đau đầu vùng trán cũng thuyên giảm nhanh chóng. Thấy bệnh tình đã hồi phục được 80%, ông Thái tiếp tục sử dụng thêm nửa liệu trình nữa thì bệnh khỏi hoàn toàn. Bây giờ chú đã không còn bận tâm mỗi khi đi công tác và không quên chia sẻ với bạn bè của mình cũng bị bệnh xoang. Ông Thái đã đem thuốc chữa bệnh viêm xoang cho một người bạn ở Cộng hòa Séc và không quên giới thiệu bạn bè tìm đến bài thuốc hữu hiệu từ những cây thảo dược tinh hoa núi rừng xứ Lạng.
“Không có bà Lỵ, tôi không biết bệnh tình của mình giờ đây sẽ ra sao. Nếu coi việc gặp được thầy là một chữ duyên thì những ấn tượng của tôi về bà lang như ân nhân, một tình cảm vừa thân thiết vừa mang ơn”, ông Thái bộc bạch.
Theo tìm hiểu, do tuổi cao sức yếu, bà Hà Thị Lỵ đã mất. Tuy nhiên, bài thuốc chữa viêm xoang của bà đã được truyền lại cho cô con dâu cả là bà Lã Thị Mai, thôn Nà Phai, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Để giúp bạn đọc có thể liên hệ tư vấn qua số điện thoại 0855 879 711.
>> Xem thêm về lương y Lã Thị Mai












Luận