Người Mường chữa dứt điểm bệnh động kinh như thế nào?
Khỏe Đẹp Plus – Bằng những bài thuốc gia truyền, thầy lang người Mường có thể chữa dứt điểm bệnh động kinh. Nếu đã khỏi sẽ không lo bị tái phát như việc dùng các loại thuốc khác.
Lang y Tư Rẩy tiết lộ bí quyết bệnh động kinh chữa thế nào hiệu quả
5 câu hỏi thường gặp về Lương Y Bùi Văn Rẩy cao thủ chữa bệnh động kinh
Ông lang xứ mường ăn chay chữa bệnh động kinh
Trong số đó phải kể đến lang y Tư Rẩy (trú tại Xóm Trọng, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) là người chuyên hóa giải bệnh động kinh nức tiếng xứ Mường.
Dù tuổi đã cao nhưng lang y Tư Rẩy vẫn rất minh mẫn, trí nhớ rất tốt
Có một điểm đặc biệt của ông Tư Rẩy so với rất nhiều các thầy thuốc khác. Ông hoàn toàn ăn chay. Đồ ăn thức uống của ông chỉ xoay quanh 30 loại cây lá rừng. Đó vừa là thức ăn hằng ngày mà cũng lại là những loại thảo dược mà ông bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Do đó, dù tuổi đã cao (68 tuổi) nhưng sức ông vẫn khỏe. Đặc biệt, tinh thần ông rất minh mẫn. Trí nhớ của ông cũng khiến cho thế hệ trẻ phải nể phục.
Người Mường gọi bệnh động kinh là “lở táu”.
Người Mường gọi bệnh động kinh là “lở táu”. Có 2 loại “lở táu”: “Táu trâu” và “táu gà”. Dù cùng là bệnh động kinh nhưng mỗi loại bệnh lại có biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau.
“Táu trâu”: Biểu hiện rõ nhất là co quắp, sùi bọt mép, tím tái người. Gào thét như “trâu bị cắt tiết”. Người ta gọi là “táu trâu”.
“Táu gà”: Biểu hiện là co giật, nói nhảm, đi linh tinh. Nếu người nhà không kiểm soát được thì cũng rất nguy hiểm.
Theo kinh nghiệm của lang y Tư Rẩy, người bị động kinh có những biểu hiện chung như: hay đau đầu, tính khí bất thường, cáu kỉnh, sao nhãng công việc, các cơ bị rung. Bệnh tình ban đầu thì rất nhẹ nhưng để kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị co giật.
Thêm nữa, các cơn co giật tăng dần theo thời gian và mức độ bệnh. Có thể các cơ hầu họng bị co giật, thỉnh thoảng phát ra âm thanh khác thường, dẫn đến cơ thể mất ý thức, chân duỗi thẳng và tay co quắp.
Điều đặc biệt của bệnh động kinh là liên quan đến hệ thần kinh. Bệnh nhẹ thì mặt ngơ ngác, đãng trĩ trong thời gian ngắn. Có thể khi đang làm việc rồi tự nhiên quên bẵng đi, qua cơn bệnh vật thì tỉnh lại rồi mới tiếp tục thực hiện công việc dang dở.
Các biểu hiện trên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh tình càng nặng thêm. Các cơn co giật cũng tăng mạnh, tần suất nhiều hơn. Lúc này biểu hiện thở gấp và mặt tím tái. Nặng hơn nữa là người bệnh sẽ bị tê liệt, mất ý thức. Bệnh động kinh có thể khiến cho người ta sống như thực vật, thậm chí tử vong.
Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ tuyệt đối không được chủ quan
Chữa động kinh bằng đông y như thế nào ?
Nguyên nhân bệnh động kinh
Điều quan trọng nhất trong phương cách chữa bệnh của ông Tư Rẩy là biết chắc nguyên nhân gây bệnh từ đâu.
Từ trong thai nhi: Mẹ liên tục bị căng thẳng, stress, trầm cảm hoặc quá trình mang thai, thai nhi bị kích động mạnh.
Sơ sinh: Do khi mới sinh ra gặp phải sốt cao, ngã, ốm nặng.
Trẻ em: Bị bố mẹ ép ăn, ép học, bị trầm cảm.
Môi trường sống bị ô nhiễm như: ô nhiễm thực phẩm, nước, không khí, tiếng ồn. Những người sức đề kháng kém sẽ bị động kinh.
Bệnh động kinh liên quan đến hệ thần kinh. Theo ông Rẩy thì do máu lưu thông bị tắc nên dẫn đến các cơn co giật…..
Người ta còn có thể nhiễm sán não khi ăn các món ăn “tươi sống” như tiết canh, các loại gỏi…. và khi bị nhiễm sán não có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dẫn đến động kinh. “Có cả tỉ các nguyên nhân gây bệnh, ai cũng có thể là nạn nhân của bệnh động kinh nếu không biết rõ về bệnh và cách phòng chữa”, ông “tổng kết” bằng cách nói rất dân dã.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh liên quan đến não bộ người bệnh, ví dụ như trong dòng họ có người đã từng bị động kinh, hay chính bản thân đã có những tiền sử bệnh tật, từng bị chấn thương ở vùng sọ não, u não hay các bệnh về mạch máu não; hoặc trong khi mổ đẻ làm thai nhi bị ngạt sẽ rất dễ dẫn đến các cơn co giật trầm trọng ở trẻ nhỏ…
Bản chất của bệnh động kinh là rối loạn các chức năng của các dây thần kinh, làm các dây thần kinh phóng điện không đều. Khi các dây thần kinh bị phản ứng đột ngột sẽ làm cho cơ thể phản ứng theo dây chuyền, gây nên những cơn co giật bất ngờ.
Bài thuốc gia truyền chữa động kinh
Ông Tư Rẩy không giấu nghề mà sẵn sàng mở lòng chia sẻ bí quyết tạo bài thuốc chữa bệnh động kinh của mình. “Điểm mặt” những thảo dược này, người ta thấy ngay đây đều là những loại cây có vị cực đắng hoặc cực cay: Cây lá lốt lai, cây ngọt châu, rễ cây sổ, lá cây vả, rễ cây á, cây ban, cây tan bàng, dây kỳ minh, rễ cây rễ đôi. Chỉ có duy nhất một loại cây trong bài thuốc không có vị đắng cay là cây cỏ may.
Một điều lạ khác người ta có thể nhận thấy là trong số loài cây này lại phân chia ra hai khu vực sống riêng biệt: Hoặc cây sống ở những nơi cực kỳ ẩm thấp (cây lá lốt lai, cây ngọt châu, lá cây vả, rễ cây sổ); hoặc cây sống ở những nơi cực khô hạn hay núi đá (cây tan bàng, cây cỏ may, cây rễ đôi). Sau khi lấy về, tất cả những vị thuốc trên được rửa sạch, thái mỏng. Đối với những vị thuốc từ rễ cây, cần cạo lớp vỏ mỏng để tránh vỏ cây làm mắc ở cổ nạn nhân khi chữa bệnh, tránh trường hợp làm cho cơn co giật càng trầm trọng hơn.
Một cháu bé bị động kinh. Ảnh minh họa.
Một “bí kíp” khác ông Tư Rẩy tiết lộ, đó là vị thuốc tốt nhất là những cây thuốc tươi, khi hái về dùng ngay, vì khi đó cây thuốc còn nguyên vị thuốc. Tuy nhiên nếu trường hợp bệnh nhân nguy kịch quá thì tạm thời có thể dùng những vị thuốc đã có sẵn vì không phải ngày nào người ta cũng có thể đi hái thuốc “rình” chữa bệnh như trong cách chữa bệnh của ông Tư Rẩy được nêu dưới đây.
Không giống như những bài thuốc của các thầy thuốc khác là chữa bệnh lúc nào cũng được, thuốc uống lúc nào cũng có thể phát huy tác dụng, kỳ nhân Tư Rẩy có cách chữa bệnh động kinh cực dị. Lúc mà nạn nhân đang nằm chết vật ra co giật, ông nhanh chóng lấy rễ cây kỳ minh (cực đắng) và rễ cây rễ đôi (cực cay và đắng) giã nát, vắt lấy nước. Sau đó, một người dựng bệnh nhân ngồi dậy, dùng tay mở miệng bệnh nhân cho uống từng ngụm nhỏ. Những vị thuốc thật cay và đắng này giống như những chất kích thích, làm tan những cơn co giật của cơ thể.
Sau khi bệnh nhân đã dứt cơn co giật, ông sẽ lấy vị thuốc tổng hợp từ những loài cây như đã nêu trên để sắc lấy nước cho bệnh nhân uống. Thời gian uống thuốc cũng cần tuân thủ tuyệt đối: Uống lúc tờ mờ sáng dậy, hoặc trước khi ăn cơm trưa và trước bữa ăn tối khoảng 30 phút. “Nếu để càng đói, thuốc càng phát huy tác dụng, vì cơ thể lúc đó hấp thụ những vị thuốc tốt nhất”, ông Tư Rẩy giải thích.
Mặc dù sức khỏe đã yếu, nhưng có vẻ lão lang miền sơn cước này vẫn còn tâm huyết với nghề lắm. Ông Rẩy luôn khuyên răn các con đang nối nghề bài thuốc của bố rằng, chữa bệnh phải bằng cái tâm và trách nhiệm.
Cải tiến phương thuốc
Theo ông Tư Rẩy, bài thuốc của ông Tư Rẩy vẫn dựa trên những cây thuốc cũ. Tuy nhiên có sự cải tiến theo hướng tiện lợi hơn cho bệnh nhân sử dụng.
Xưa phải lấy cây nhựa và nước của cây ngọt trâu, chặt thân cây cáu trâu để lấy nước nhưng giờ cây to không còn nữa, chỉ có cây nhỏ, ông phải chặt những cành nhỏ, đồng thời để lại gốc cây để nó mọc lại các cành nhỏ cho lần sau sử dụng tiếp. Khai thác và sử dụng cây thuốc theo hướng bền vững để bảo vệ nguồn dược liệu quý cho thế hệ tương lai.
Bài thuốc chữa động kinh vẫn gồm các vị thuốc cũ. Tuy nhiên, giờ ông đã cải tiến và cho thêm một số vị thuốc sau: cây hì, cây lá lốt, xương sông, kệ nước, nhân trần, dây đồng tiên, mướp đắng rừng, can đằng.
Ông Tư Rẩy cho rằng, sau khi chuẩn bị đầy đủ thuốc sẽ đem rửa sạch. Cho vào ấm đun sôi 30 phút. Số nước thuốc chia 2 phần. 1 phần để uống và 1 phần để tắm. Bã thuốc cho vào túi, bọc lại cẩn thận để dồn 2 lần bã mới đem đun lại lấy nước tắm. Làm như vậy để tiết kiệm thảo dược mà vẫn tận dụng hết tinh chất của thuốc.
Theo ông Rẩy, thuốc tác động đến mầm mống bệnh, điều chỉnh máu lưu thông, điều chỉnh tim phổi và tăng sức đề kháng, át mầm bệnh.
Khi thuốc xâm nhập cơ thể sẽ có thời gian kích thích và làm quen với thể trạng. Ban đầu khi mới sử dụng, các cơn co giật có thể tăng lên. Tiếp tục sử dụng thì tần suất các cơn co giật sẽ giảm dần.
Thuốc kích thích và làm thông thoáng các nơi bị tắc.
Thuốc có tính chất bổ, giúp dễ ngủ. Cơ thể được yên tĩnh nghỉ ngơi nên nhanh chóng hồi phục thể lực. Khi cơ thể khỏe mạnh thì sẽ lấn át mọi bệnh tật.
Đặc biệt, việc dùng thuốc nam khi đã khỏi sẽ không bị lại. Được biết đã có rất nhiều người bị động kinh sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên, bệnh tình chỉ thuyên giảm trong thời gian sử dụng thuốc, hết thuốc bệnh lại trở về như cũ, thậm chí còn nặng hơn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nam khi đã khỏi thì sẽ không bị lại.
Thời gian dùng thuốc sẽ kéo dài từ 3-6 tháng. Có như vậy bệnh tình mới được chữa trị dứt điểm.
Người dân tộc truyền nghề như thế nào?
Lang y Tư Rẩy sở dĩ am hiểu về bệnh cũng như cách thức chữa căn bệnh quái ác này cũng do được nối truyền của dòng họ. Từ bao đời nay, người dân tộc chữa bệnh cũng chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm thực tế được đúc rút từ đời này qua đời khác. Đời nào được truyền nghề thì người đó sẽ có trách nhiệm nghiên cứu và tích lũy để lưu truyền những kinh nghiệm quý báu đó.
Do đó, người mường coi việc truyền nghề là việc hết sức hệ trọng đối với gia trình có truyền thống hành nghề bốc thuốc. Cần 1 con lợn, 2 con gà, xôi nếp, đu đủ, hoa quả và muối vừng. Đặc biệt, vật dụng không thể thiếu là tấm áo để đặt lên bàn thờ thông bá cho tổ tiên về người được nối truyền.
Điều quan trọng của người nối truyền bài thuốc phải là người có năng khiếu về thuốc. Hiểu được bệnh và các bài thuốc chữa bệnh. Quan trọng nhất vẫn là người có tâm. Phải hội tụ đủ các yếu tố trên mới là người nối truyền bài bài thuốc tốt nhất.
“Tôi có 2 cô con gái. Bài thuốc chữa bệnh động kinh tôi sẽ truyền lại cho con gái út tên Ánh. Hiện, Ánh đang thay tôi bốc thuốc và đem thuốc ra bưu điện gửi cho bệnh nhân ở các tỉnh thành”, Tư Rẩy chia sẻ.
Nhiều người mạo danh ông Tư Rẩy để bán thuốc
Hiện, trên mạng xã hội có rất nhiều trang mạo danh ông để bán thuốc. Cụ thể họ còn lấy hình ảnh của ông để chạy quảng cáo facebook. Tuy nhiên, bài thuốc họ bán lại không có bất cứ vị thuốc nào của ông.
Thậm chí, ngay gần nhà cũng có người đến hỏi cây thuốc, rồi thuê báo chí viết bài để quảng cáo bán thuốc. Trong khi đó, tại địa phương, ông này không hiểu về bài thuốc, không biết về các triệu chứng bệnh động kinh mà bốc thuốc là rất nguy hiểm. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc nam phải theo thể trạng từng người mà bốc thuốc chứ không thể bốc bừa. Bốc thuốc cho bệnh nhân vậy có chết không?
Ông Rẩy khuyến cáo, bệnh nhân chỉ lấy thuốc tại nhà thầy hoặc địa chỉ chuyển thuốc được ông ủy quyền. Ngoài ra bệnh nhân không lấy thuốc khi chưa biết rõ ràng.
Liên hệ lang y Tư Rẩy tư vấn: 0395 964 665











Luận