Những lưu ý khi nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi từ chuyên gia

Đăng bởi: Khanh Linh Thứ Hai, 3 Tháng Tám 2020 1:06 chiều

Nằm ở vị trí “tâm diện” chiếc mũi chính là lý do khiến cho gương mặt của bạn trông xinh hơn hoặc “không được sắc” cho lắm! Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là giải pháp hoàn hảo giúp bạn sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên tôn sắc diện với độ bền lâu dài.

I. NÂNG MŨI BỌC SỤN ĐẦU MŨI LÀ GÌ?

* Có thể nói nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là “phiên bản mới” ưu việt hơn so với nâng mũi bằng sụn nhân tạo.

Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là phương pháp chỉnh hình sóng mũi kết hợp giữa hai chất liệu nhân tạo và sụn tự thân. Theo đó phần sóng mũi sẽ được tạo hình bằng các sụn nhân tạo; phần đầu mũi sẽ được bọc hoàn toàn bằng sụn tự thân (một số trường hợp sử dụng sụn sinh học tương hợp để bọc đầu mũi.)

Sụn nhân tạo: Hay còn gọi là thanh độn, chất liệu độn, được sử dụng tạo hình sóng mũi như Dacroneflon, Gore-text, Dacron, Medpor, Silicon, Softxil…
Sụn tự thân: Sụn được lấy từ chính cơ thể người như sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn. Tuy nhiên loại sụn được sử dụng trong nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi thường là sụn tai.
Sụn sinh học tương hợp: Là các loại sụn sinh học dùng để bọc đầu mũi như Demoderm, Megaderm…

Kỹ thuật bọc đầu mũi bằng sụn tự thân (hoặc sụn sinh học tương hợp) là một bước cải tiến mới của phương pháp nâng mũi bọc sụn giúp khắc phục những nhược điểm khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo thông thường. Da đầu mũi được gia cố, bảo vệ thêm bởi sụn tự thân (hoặc sụn sinh học) nên hoàn toàn có thể tránh được các biến chứng như lộ sụn, tuột sóng, bóng đỏ da đầu mũi…theo giời gian.

Tạo dáng mũi dáng Sline thanh tú với độ bền có thể lên tới 20 năm. Thêm vào đó mức giá “mềm mại” (dao động từ 15.000 000 – 25.000.000 đồng) phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo được khá nhiều khách hàng lựa chọn.

Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là hạn chế trong kỹ thuật tạo hình dáng mũi và đối tượng sử dụng. Đối với những dáng mũi nhiều khuyết điểm như đầu mũi ngắn, cánh mũi to bè hoặc đã từng sửa mũi hỏng… nâng mũi bọc sụn không thể cải thiện được nhiều.


II. 4 LƯU Ý KHI NÂNG MŨI BỌC SỤN ĐẦU MŨI

Với kĩ thuật cải tiến, phương pháp nâng mũi bọc sụn giúp khắc phục khuyết điểm mũi thấp tẹt của người Việt. Đồng thời tạo hình dáng mũi Sline thon gọn và thanh tú cho gương mặt hài hòa và sắc nét hơn.

Tuy vậy để có một dáng mũi đẹp như ý, độ bền cao và an toàn mọi người nên lưu ý những điều sau đây.

1. Áp dụng phương pháp nâng mũi bọc sụn đúng đối tượng

Để tạo nên một dáng mũi đẹp, yếu tố hài hòa, tình trạng da và nền tảng mũi nguyên bản là những điều cần lưu ý. Đặc biệt lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp sẽ giúp khắc phục các khuyết điểm của mũi, đem lại một dáng mũi như ý.

Phương pháp nâng mũi bọc sụn chỉ là kỹ thuật chỉnh hình sóng mũi đơn thuần, vì vậy thích hợp với những khách hàng:

– Có một dáng mũi cơ bản với chiều dài mũi tương đối, không có quá nhiều khuyết điểm

– Có mong muốn nâng nhẹ sóng mũi (tuy nhiên nên tham khảo kĩ về mức độ cải thiện đối với từng tình trạng mũi cụ thể)

Nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn là phương pháp chỉnh hình sóng mũi, giúp sóng mũi cao hơn, thon hơn nhờ chất liệu độn. Thêm vào đó phần đầu mũi sẽ được bảo vệ thêm bởi một lớp sụn tai. Khi sóng mũi sẽ được đẩy lên cao, đầu mũi và cánh mũi cũng sẽ được kéo lên cao hơn. Vì vậy đối với những dáng mũi nhiều khuyết điểm như: mũi ngắn hếch, đầu mũi to, cánh mũi rộng…phương pháp này sẽ không cải thiện được nhiều.

2. Không nên nâng quá cao

Xu hướng nâng mũi được chuộng hiện nay là dáng mũi cao tây với độ cao vượt trội. Tuy nhiên nâng mũi bọc sụn khá hạn chế trong việc tạo hình dáng mũi, dáng Sline tự nhiên gần như được “đóng khung” cho phương pháp này.

Khi sóng mũi nâng quá cao sẽ làm giảm độ bền của mũi, cũng như có thể gặp phải những biến chứng như lộ sụn, lòi sụn, bóng đỏ đầu mũi…theo thời gian.

3. Không nên lạm dụng kéo dài – nâng cao đầu mũi

Bản chất của phương pháp nâng mũi bọc sụn là chỉnh hình sóng mũi. Kĩ thuật bọc sụn đầu mũi chỉ có tác dụng bảo vệ lớp da đầu mũi tốt hơn chứ không phải để nâng cao đầu mũi. Vì vậy nếu lạm dụng sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi cho dáng mũi ngắn hếch tỉ lệ biến chứng là rất cao.

4. Nên lựa chọn sụn tự thân bọc đầu mũi

Sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể người nên vô cùng thân thiện, có thể tồn tại trong cơ thể mà không bị đào thải. Bên cạnh đó, tỉ lệ kích ứng từ sụn sinh học tương hợp như Megaderm là rất cao. Megaderm sẽ ăn sâu dần vào lớp da mũi, rồi xương mũi, sau đó tạo bao xơ, nhiễm trùng mũi rất nguy hiểm.

III. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI NÂNG MŨI BỌC SỤN

Nâng mũi bọc sụn có đau không?

Nâng mũi nói chung và nâng mũi bọc sụn nói riêng hoàn toàn không đau. Các kĩ thuật giảm đau hiện nay rất tiên tiến đem lại cho khách hàng sự thoải mái nhất trong suốt quá trình phẫu thuật.

Nâng mũi bọc sụn có đẹp được như cấu trúc không?

Mỗi một phương pháp sẽ có một ưu điểm khác nhau. Với nâng mũi bọc sụn tùy từng tình trạng mũi cụ thể mà mức độ có thể khác nhau. Mọi người nên tư vấn và thăm khám kĩ với bác sĩ để hiểu rõ hơn.

Làm sao để lành vết thương nhanh chóng?

Sau nâng mũi nên tuân theo những chỉ định của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương, cách ăn uống, cách vận động…để vết thương mau lành, dáng mũi mau đẹp nhất.

Ăn kiêng sau nâng mũi bọc sụn như thế nào?

Sau nâng mũi kiêng trong vòng 1 tháng các thực phẩm như hải sản, thịt bò, rau muống…để tránh làm vết thương xấu, gây sẹo hoặc kích ứng. Đối với rượu bia, các chất kích thích thì nên kiêng tốt nhất sau 3 tháng.

Có kiêng vận động sau nâng mũi bọc sụn không?

Vận động nhẹ nhàng ngay sau nâng mũi để máu lưu thông tốt, giảm sưng bầm hiệu quả và cơ thể khỏe mạnh hơn. Sau 2 tuần có thể tập thể dục nhẹ và 2 – 3 tháng sau có thể tập các môn thể thao lại bình thường.

tin mới
Xem thêm