Tiêu điểm

Những ngôi trường hàng đầu Việt Nam để theo học ngành Thiết kế đồ họa

Từ FPT, Văn Lang, RMIT cho tới London College, sau đây là những môi trường giáo dục trong nước nổi bật để độc giả có thể tham khảo, nếu bạn nghĩ Thiết kế đồ họa chính là con đường sự nghiệp bản thân nên theo đuổi.

Đồ án tốt nghiệp của sinh viên London College

Thiết kế đồ họa tuy không còn là một ngành quá mới mẻ, tuy nhiên vẫn có sức hút mạnh mẽ với với những cá nhân yêu nghệ thuật và muốn định hướng phát triển tài năng sáng tạo trong tương lai. Cũng vì thế mà các hình thức và quy mô đào tạo trong nước càng trở nên đa dạng từ hệ chính quy đến tư nhân. Quá trình chọn lựa khóa học giờ đây không đơn giản dựa trên điểm chuẩn hay đầu ra mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ càng về ngành học cũng như nhu cầu của bản thân.

Vậy, làm sao để có thể tìm được một khóa học chất lượng?

Bản chất của Thiết kế đồ họa chính là “kết nối” với con người. Thông qua chữ nghĩa và hình ảnh mà người thiết kế có thể gửi gắm thông điệp hoặc tố ưu hóa trải nghiệm của người sử dụng. Do đó, đây đích thực là một sự nghiệp rộng mở với vô vàn cơ hội việc làm từ sản xuất quảng cáo, branding, video, chụp ảnh, diễn họa, hoạt hình, thiết kế trang web,…

Nhưng thực tế, không công việc nào hoàn toàn đặc thù mà luôn yêu cầu sự “đa zi năng” trong vốn kiến thức và kỹ thuật như Thiết kế đồ họa. Điều này chính là một điểm cơ bản đáng lưu ý khi tham khảo nội dung giảng dạy toàn thời gian. Một giáo trình đầy đủ ngoài dạy học sinh sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế còn bao hàm những chương trình rèn luyện kỹ năng chụp ảnh sản phẩm, motion graphic, branding và typography. Được thực hành những kiến thức này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ làm phong phú vốn hiểu biết cũng như giúp sinh viên hoàn thiện đồ án của mình môt cách tốt nhất.

Một số bài tốt nghiệp của sinh viên Thiết kế đồ hoạ ĐH Tôn Đức Thắng năm 2018

Đi cùng với rèn luyện kiến thức là rèn luyện nhận thức.

Câu nói của Tim Brown, chủ tịch doanh nghiệp đa quốc gia IDEO, đã khẳng định vai trò của tư duy trong quá trình đưa ý tưởng đến với thực tiễn, tạm dịch như sau: “Đổi mới ở đâu, đổi mới như thế nào và đổi mới cái gì là vấn đề mà thiết kế phải giải quyết”. Tư duy phân tích và phản biện thực sự rất quan trọng trong mọi ngành nghề. Sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực cùng khả năng chắt lọc thông tin để áp dụng vào thiết kế không chỉ mang lại “tầm nhìn” cho sản phẩm mà còn có giá trị lan tỏa “tinh thần cộng đồng”. Do đó, xây dựng quen nghiên cứu, cập nhật tin tức và phân tích dần chiếm một vị trí thiết yếu trong giảng dạy thời gian gần đây.

Nhìn chung, các học viện hiện nay đều cố gắng tích hợp đầy đủ những hạng mục đào tạo cần thiết trong chương trình tiêu chuẩn. Những cái tên như Arena Multimedia, Tôn Đức Thắng hay FPT từ trước đến giờ vẫn là những lựa chọn hàng đầu khi nhắc đến Truyền thông Đa phương tiện.

Với chiến lược dạy rõ ràng và lần lượt từ thiết kế 2D, giao diện, xử lý video, đến hoạt hình, những ngôi trường trên đã đào tạo thành công nhiều khóa học sinh rất điêu luyện về kỹ thuật chuyên môn. Không chỉ dừng ở đó, kiến thức xã hội học về văn hóa lịch sử, luật lao động và quyền sở hữu trí tuệ được đưa vào chương trình nhằm trang bị đầy đủ hơn cho học sinh khi bước vào môi trường làm việc tự do.

Đồ án tốt nghiệp của sinh viên London College

Hệ đại học chính quy cũng có những biến chuyển lớn trong giáo trình “chạy đua” cùng với các học viện tư nhân tầm cỡ khác. Hiện trạng của Covid-19 khẳng định công nghệ là công cụ vận hành thiết yếu của nền kinh tế thế giới. Hình thức làm việc trực tiếp dần bị thay thế bởi máy móc, mà gần gũi nhất có thể kể đến chiếc máy tính bạn đang dùng để “học tại nhà”.

Nỗ lực của Đại học Văn Lang trong chương trình Đào tạo đặc biệt, tập trung vào công nghệ và toàn cầu hóa đã mở rông hơn chọn lựa cho những cá nhân mong muốn được tiếp xúc với nền tảng kỹ thuật số. Dịch bệnh mang nhiều thách thức nhưng cũng tạo cơ hội cho “du học tại chỗ” phát triển. London College of Design and Fashion Hà Nội và RMIT cung cấp những khóa học vô cùng chất lượng, đảm bảo vừa hoàn thiện về kỹ năng trình diện vừa củng cố tính thẩm mỹ cá nhân trong thiết kế.

Đồ án tốt nghiệp của sinh viên London College

Kênh YouTube đến từ sinh viên Thiết kế đồ hoạ của RMIT

Như vậy, sự bùng nổ của thị trường truyền thông và sáng tạo nội dung trong đại dịch Covid-19 đã khiến cho ngành Thiết kế đồ họa cũng trở nên vô cùng khốc liệt nhưng đồng thời, đây cũng là “mảnh đất màu mỡ” hơn bao giờ hết. Đồ hoạ trở thành bước đi chiến lược của bất cứ mô hình kinh doanh nào trên con đường khẳng định thương hiệu và tiếp cận với khách hàng, cho dù là buôn bán hay lan tỏa nhận thức xã hội.

Vậy nên, lựa chọn theo đuổi sự nghiệp Đồ họa lại mang lại nhiều lợi thế không tưởng. Tuy nhiên, thấu hiểu bản thân muốn gì vẫn là điều quan trọng nhất. Đừng vì áp lực chọn ngành hay những hứa hẹn tương lai mà vội vã dấn thân. Chỉ sau một cú “click”, bạn có thể tìm được hàng ngàn khóa học online trên Youtube, Skillshare hay Monsterlab để tha hồ học hỏi. Hãy cân nhắc, dành chút thời gian trải nghiệm và xem đồ họa có phải con đường sự nghiệp đúng đắn cho bản thân hay không.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *