Tiêu điểm

Phụ huynh tranh cãi vì cách đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1

Khỏe đẹp PlusCách đánh vần  “lạ” mới được thí điểm trong sách giáo khoa lớp 1 gần đây gây xôn xao dư luận. Đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần được đăng tải lên mạng xã hội thời gian gần đây đang thu hút sự quan tâm của nhiều người với những tranh luận trái chiều vì sự “khác lạ”.

Đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2018: Đàm luận vấn đề “đánh thức tiềm lực đất nước”


Trong đoạn clip được phụ huynh ghi lại, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cách đánh vần này vẫn khiến các bậc phụ huynh thấy “ngơ ngác ” vì sự khác thường.

Đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần
Đoạn clip sau khi được đăng tải ít giờ đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, chia sẻ và bình luận trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng cách đánh vần này không giống với cách đánh vần thông thường mà trước đây các phụ huynh từng được học.
Theo đó, giáo viên này hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình cách đánh vần một số âm, chữ  khác với truyền thống. Cụ thể, chữ “yên” được đọc là /ia/ – /nờ/ – /yên/; các chữ /ca/, /ki/, /qua/ được đọc bằng phụ âm /c/: /cờ/ – /i/ – /ki/, /cờ/ – /oa/ – /qua/.
Trong clip này, giáo viên cũng hướng dẫn cách nhận biết, viết chữ “k” khi đứng trước “i”; viết “q” khi đứng trước âm đệm “u”, ví dụ trong trường hợp chữ “qua”phu-huynh-tranh-cai-vi-cach-danh-van-la-cho-hoc-sinh-lop-1

Đánh vần tiếng Việt theo sách Công nghệ Giáo dục.

Nhiều người đã hướng sự chỉ trích về cách dạy học của cô giáo trong đoạn clip. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, được biết, đây là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại và giáo viên này đang tuân thủ đúng theo phương pháp của giáo trình này.
Anh Hoàng Văn, một phụ huynh ở Hà Nội có 2 con theo học chương trình Công nghệ giáo dục cho biết, sở dĩ anh chọn cho con mình theo học vì những ưu điểm của chương trình. Trong đó, anh đánh giá cao cách dạy tiếng Việt của chương trình.
Chương trình tiếng Việt Công nghệ giáo dục được áp dụng ở nhiều trường học miền núi. Cô giáo Phạm Thị Khánh, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba (huyện Sơn Trà, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: Chương trình này góp phần giúp học sinh dân tộc thiểu số làm quen với tiếng Việt và củng cố kiến thức vững chắc cho học sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *