Khỏe Đẹp Plus

CHỦ ĐỀ

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Khỏe Đẹp Plus – Mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ nhưng đa phần chúng ta thường không để tâm đến các thông tin trên nhãn hay trong tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc và cũng chỉ một số ít gặp phải các bất lợi này. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có tác dụng phụ kỳ lạ không ngờ đến…

3 cơ sở vi phạm mua bán thuốc, thiết bị y tế bị tước giấy phép

Thuốc propranolol chữa bệnh phân biệt chủng tộc

Thuốc có tên propranolol thuộc nhóm beta – blocator (thuốc phong bế beta), được dùng để chữa hiện tượng đau ngực, tăng huyết áp, chứng đau nửa đầu và loạn nhịp tim. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Oxford vào năm 2012 trên 2 nhóm được yêu cầu tham gia bài kiểm tra về mức độ phân biệt chủng tộc trong tiềm thức. Kết quả cho thấy những người tình nguyện uống propanolol có các thay đổi về ứng xử về phân biệt chủng tộc giảm hơn hẳn so với nhóm người dùng giả dược.

Theo tác giả nghiên cứu – nhà tâm lý học thực nghiệm, TS. Sylvia Terbeck cho biết: “Phân biệt chủng tộc trong xã hội ngày nay diễn ra khá phổ biến cho nên tác dụng tích cực của propranolol có ý nghĩa đáng kể về mặt đạo đức”.

Thuốc aripiprazole khiến người dùng mê mua sắm, nghiện cờ bạc

Tại Mỹ, loại thuốc aripiprazole còn gọi là abilify, aristada… – loại thuốc bán chạy, lợi nhuận cao dùng để điều trị bệnh trầm cảm được cho là nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ kỳ lạ như mua sắm quá mức, ham mê cờ bạc và tình dục quá độ. Abilify là thuốc chống loạn thần đã bị cáo buộc trong hàng trăm vụ kiện vì gây ra hành vi hiếp dâm, đặc biệt là cờ bạc. Theo các nhà nghiên cứu, điều này xảy ra vì aripiprozole ảnh hưởng đến thụ thể dopamine của não. Dopamine giải phóng khỏi não trong lúc khoái cảm. Tại Mỹ hiện có hơn 200 người đã kiện 2 công ty: Bristol-Myers Squibb và Otsuka Pharmaceuticals – 2 nhà sản xuất abilify.

Thuốc ambien khiến người dùng nấu và ăn trong khi ngủ

Ambien được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Trong khi thuốc có tác dụng giúp ngủ ngon nhưng điều kỳ lạ là tác dụng phụ của nó khiến người dùng thức dậy, nấu ăn và ăn trong khi ngủ. Người dùng không có ký ức về nấu ăn hoặc ăn những món ăn mình nấu.

Thuốc capecitabine có thể khiến người dùng mất dấu vân tay

Năm 2009, một người đàn ông 62 tuổi đã bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ vì bị nghi ngờ khi không có dấu vân tay. Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ cho biết người này đang dùng thuốc capecitabine để điều trị ung thư. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc mất dấu vân tay có thể liên quan đến hội chứng chân tay, phản ứng da bàn tay – là 2 tác dụng khác của thuốc. Cả 2 tác dụng này làm ngón tay sưng và bong da. Trong một nghiên cứu cho thấy 14% người dùng capecitabine bị mất dấu vân tay sau 8 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, 1/3 trong số họ đã lấy lại được dấu vân tay trong vòng 4 tuần sau khi ngừng thuốc.

tac dung phu khong tuong cua mot so loai thuoc

Các loại thuốc có tác dụng phụ đáng kinh ngạcMất dấu vân tay do uống thuốc.

Thalidomide gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng

Thalidomide từng là thuốc điều trị trầm cảm, mất ngủ, ốm nghén, được chấp thuận ở Anh vào năm 1958 nhưng bị cấm vào năm 1961, sau đó được phát hiện gây ra dị tật ở trẻ sơ sinh, đặc biệt ở chân, tay. Trong 3 năm, hàng ngàn phụ nữ mang thai đã dùng thalidomide đã sinh hơn 10.000 đứa trẻ bị dị tật tay, chân. Nhà sản xuất Distillers đã phải chi trả hàng triệu bảng để khắc phục tác dụng phụ của thuốc.

Viagra có thể gây ra tình trạng cương cứng kéo dài

Viagra được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, nên không có gì ngạc nhiên khi tác dụng phụ của chúng bao gồm cương cứng kéo dài. Tuy nhiên trường hợp hiếm hoi, có yếu tố ngăn máu rời khỏi dương vật gây ra chứng này. Cương cứng kéo dài phổ biến hơn ở bệnh nhân thiếu máu và bệnh hồng cầu hình liềm. Nhiều người dùng viagra khó phân biệt được cương cứng thông thường và phản ứng bất lợi của viagra.

Thuốc khiến người dùng bị mù

Một trong những tác dụng phụ tồi tệ nhất của thuốc có thể là Hội chứng Stevens – Johnson (SJS). Hội chứng này làm cho lớp trên cùng của da và niêm mạc bị bong ra gồm cả mắt. Trường hợp được ghi nhận của cô bé Veronica Zenkner, 13 tuổi, đã bị mắc hội chứng SJS sau khi uống ibuprofen để chữa bệnh đau đầu. Triệu chứng sau đó là sốt, phát ban lan từ cổ ra mặt, lưng, cánh tay và cổ họng trong vài ngày. Cuối cùng, mắt của cô bé nhạy cảm với ánh sáng và sau đó là mù. Tuy nhiên, không chỉ ibuprofen gây ra tác dụng phụ, hội chứng SJS có thể được gây ra bởi các loại thuốc như penicillin, sulfonamid, napproxen, ibuprofen.

Huệ Minh

HÃY VOTE NẾU TIN HỮU ÍCH!
Share.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG KHỎE ĐẸP PLUS

  • Địa chỉ ĐKKD: Số 351 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Giấy phép thiết lập MXH số 144/GP-BTTTT, ký ngày 11/04/2017
  • Điện thoại: 0967 050 222
  • Email: khoedepplus.vn@gmail.com
  • Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Ngân
  • © Sống Đẹp 2024 . All Rights Reserved.
  • Điều khoản dịch vụ
  • Chính sách Quyền riêng tư