Khỏe Đẹp Plus

CHỦ ĐỀ

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Khỏe Đẹp Plus – Mặc dù đang được các nước vùng lạnh săn lùng, thế nhưng, nhiều người Việt vẫn không biết tinh dầu hồi dùng để làm gì?

Tinh dầu hồi dùng để làm gì? 7 cách sử dụng phổ biến nhất

Mẹo chữa cảm cúm lành tính bằng tinh dầu hồi mà không cần dùng thuốc

Tinh dầu hồi đuổi muỗi, diệt khuẩn không khí cực mạnh

Mách bạn cách sử dụng tinh dầu hồi trị đau nhức xương khớp

Theo kinh nghiệm dân gian, tinh chất hoa hồi dùng trị ho, cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, trị bỏng, đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị tai biến, chống viêm nhiễm, diệt khuẩn trong không khí, ngừa ung thư, phòng chống bệnh tật, giảm stress, tạo hưng phấn….

Đại hồi còn có tên gọi khác là bát giác hồi hương, bát giác hồi, đại hồi hương. Tiếng dân tộc Tày là mác hồi. Tên khoa học Illicium verum Hook.f (Thuộc họ Hồi Illiciaceae). Thông thường, người ta chủ yếu dùng hoa hồi để làm thuốc nên khi nhắc đến đại hồi nhằm chỉ hoa hồi.

Cây hồi chủ yếu mọc ở Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc), Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên (Việt Nam). Hồi là loại thân cây cao trung bình 4m. Thân mọc thẳng nhưng rất giòn, dễ gẫy. Lá chùm, cuống ngắn, có mùi thơm.

Hoa hồi có cánh, lúc non màu xanh, chuyển màu nâu hồng khi chín. Dân gian vẫn gọi là hoa hồi, nhưng thực chất đó chính là quả hồi. Quả tốt nhất là 8 cánh.  Lá, cuống hoa và quả có chứa rất nhiều tinh dầu.

dia chi ban hoa hoi uy tin o ha noi chiet xuat o thu phu hoa hoi xu lang 2

Quả hồi mới được dân làng thu hái về 

Mùa thu hái hồi chính là tháng 7 – 8, vụ chiêm là tháng 11 – 12. Mùa vụ tép rụng sớm vào tháng 3. Mỗi cây sẽ cho hái quả trong khoảng 40 năm, mỗi năm cho khoảng 100kg quả tươi.

Hoa hồi được phân làm nhiều loại. Loại 8 cánh là hồi tốt nhất, loại 2 từ 2 cánh trở lên bị lép, loại 3 từ 3 cánh trở lên bị lép. Đổ xô là 3 loại trên trộn lẫn với nhau.

Theo khoa học, trong hoa hồi có rất nhiều tinh dầu. Trong đó có rất nhiều chất hỗ trợ chữa bệnh. Tinh dầu hồi đông đặc ở 13 – 140C nhưng khi thời tiết ấm nó sẽ tự tan chảy. Tinh dầu hoa hồi càng để lâu thì mùi càng thơm và tác dụng chữa bệnh càng tốt.

Theo cuốn “Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Cố giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi, hồi là một vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y.

Cụ thể, đông y dùng hồi làm thuốc trung tiên, giúp tiêu hoá, lợi sữa, tác dụng trên hệ thần kinh và cơ (dịu đau, dịu co bóp) được dùng trong đau dạ dày, đau ruột và trong những trường hợp dạ dày và ruột co bóp quá mạnh.

Ngoài ra còn được dùng làm rượu khai vi, làm thơm thuốc đánh răng. Tuy nhiên dùng nhiều và với liều quá cao sẽ gây ngộ độc, với hiện tượng say, tay chân run, sung huyết não và phổi, trạng thái ngây có khi tới co giật như động kinh.

20160518111159 tinh dau hoi

Tinh dầu hồi có rất nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày

Theo tài liệu cổ đại hồi có vị cay, tính ôn, vào 4 kinh can, thận tỳ và vị. Có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá.

Những ngươi âm hư, hoả vượng không dùng được. Thường dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau nhức tê thấp.

Mỗi ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp.

Ngoài ra hồi còn được dùng làm gia vị, chế húng lìu nấu thịt bò, các thịt khác.

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa hồi có tính cay, ấm, hương thơm có tác dụng trừ hàn, kiện tỳ, khai vị, sát trùng; Kích thích, tăng nhu động ruột, chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hóa, giảm đau, nôn mửa, khử đờm.

Hoa hồi còn được dùng uớp thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm… có tác dụng kháng khuẩn, ở nồng độ thấp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.

Hoa hồi trị ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng hoặc các bệnh tiêu hóa, lên cơn hen xuyễn ngột thở.

Hoa hồi ngừa ung thư, giúp ngủ ngon; hóa giải đau nhức xương khớp, khó tiêu.

Hoa hồi giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn đường ruột và làm giảm độ co thắt cơ trơn.

Đặc biệt, hoa hồi có tính kháng khuẩn cực tốt. Do đó, nó có tác dụng chống viêm nhiễm, mang lại cảm giác thư thái, tĩnh tâm.

Hiện nay, người ta đã biết dùng hương hồi để sản xuất nước hoa, bánh kẹo. Mới đây nhất, khoa học hiện đại đã tìm ra cách chiết xuất axit shikimic từ tinh dầu hồi để điều chế ra vắc – xin chữa bệnh H5N1.

DSC 0372

Hiện, sản lượng cung cấp tinh dầu hồi trên thế giới vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tại Việt Nam, hoa hồi cũng có tiếng trên thị trường quốc tế.

Lạng Sơn – nơi được mệnh danh là thủ phủ hoa hồi của Việt Nam, thế nhưng sản lượng khai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Hoa hồi chủ yếu xuất thô sang nước ngoài, còn tinh dầu hồi do người dân chiết xuất không có đầu ra ổn định, thường xuyên bị thương lái chèn ép giá, gây ảnh hưởng đến thương hiệu tinh dầu hồi xứ Lạng.

Vậy đến đây quý vị đã lý giải được tinh dầu hồi dùng để làm gì rồi chứ !

Theo khảo sát, hiện nay trên thị trường có nhiều nơi bán tinh dầu hoa hồi. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, Showroom Sản Vật Dân Tộc là nơi bán tinh dầu hồi chuẩn của người dân địa phương Lạng Sơn.

Link đăng ký tư vấn hoặc mua: hoa hồi, tinh dầu hồi, rượu hoa hồi, bột hoa hồi, gia vị hoa hồi, nước súc miệng hoa hồi, xà bông hoa hồi, mồi câu cá hoa hồi tại: https://bit.ly/dangkyhoahoi

Liên hệ tại: https://www.youtube.com/channel/UCTIXfw4hTk68Q4DPJvG2CiQ

HÃY VOTE NẾU TIN HỮU ÍCH!
Share.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG KHỎE ĐẸP PLUS

  • Địa chỉ ĐKKD: Số 351 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Giấy phép thiết lập MXH số 144/GP-BTTTT, ký ngày 11/04/2017
  • Điện thoại: 0967 050 222
  • Email: khoedepplus.vn@gmail.com
  • Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Ngân
  • © Sống Đẹp 2024 . All Rights Reserved.
  • Điều khoản dịch vụ
  • Chính sách Quyền riêng tư