Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ tuyệt đối không được chủ quan
Khỏe đẹp plus – Những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ không rõ rệt, nếu không cẩn thận, chữa trị kịp thời sẽ cực kỳ nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
Người Mường chữa dứt điểm bệnh động kinh như thế nào?
Ông lang xứ mường ăn chay chữa bệnh động kinh
5 câu hỏi thường gặp về Lương Y Bùi Văn Rẩy cao thủ chữa bệnh động kinh
Phân biệt động kinh với những biểu hiện bình thường của trẻ
Hầu hết các bậc phụ huynh sẽ khó nhận biết con mình có bị bệnh động kinh hay không. Bởi, trẻ sơ sinh thường vẫn hay giật mình, miệng nhai liên tục, tay chân co rúm lại, các ngón tay xòe rộng. Ví dụ: khi nghe tiếng động lớn, bị chói mắt. Các hiện tượng này sẽ chất dứt khi trẻ được 3 tuổi.
Tuy nhiên, để không nhầm lẫn con bị động kinh với các biểu hiện thường gặp ở trẻ các mẹ nên rất cẩn thận. Các mẹ thật để ý, sẽ phát hiện các cơn co giật, co cứng người lặp đi lặp lại trong lúc tỉnh táo hay khi đang ngủ. Do đó, các mẹ cần dùng sổ để ghi lại các biểu hiện và sự lặp lại của các cơn co giật đó.
Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ dễ nhận biết nhất là co giật từng cơn
Các triệu chứng động kinh phổ biến ở trẻ sơ sinh
Run giật (clonic): Trẻ bị co giật hoặc co cứng một cánh tay hoặc cẳng chân, có thể chuyển từ bên này sang bên kia.
Co thắt: Em bé có thể uốn cong cơ thể về phía trước, cánh tay và chân co cứng, không thể duỗi thẳng, cơn co giật dạng này thường ảnh hưởng đến cả 2 bên cơ thể.
Dạng múa giật (Myoclonic) hay co giật cơ: Đầu em bé gật liên tục, toàn bộ phần cơ thể phía trên bị co giật về phía trước, chân co lên phía bụng.
Co giật Tonic hay cơn co cứng: Cơ thể của bé sẽ cứng lại và mí mắt nhấp nháy.
Triệu chứng động kinh ở trẻ sơ sinh dạng vắng ý thức tạm thời: Bé sẽ dừng lại hành động đang làm, không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh, bé thường nhìn chằm chằm về một hướng hoặc di chuyển mắt và đầu sang một bên.
Hoảng loạn: Tinh thần trong cơn hoảng loạn
Không được chủ quan
Chị Lan Hoa (Cầu Giấy – Hà Nội), mới sinh bé trai bụ bẫm nên rất mực chăm sóc. Chị để ý thấy bé có biểu hiện nhấc đầu lên khỏi gối, chi trên vắt chéo ngực, chi dưới tư thế gấp, kéo dài 3 giây. Sau đó bé vẫn cười, nhưng da tím tái, xanh xao. Lúc đầu, chị cứ nghĩ đó là do bị ánh sáng chói mắt, chị đã đóng cửa rèm cửa sổ phòng ngủ, thế nhưng những triệu chứng trên vẫn không hề biến mất, thậm chí ngày càng nhiều, chị cảm thất bất ổn, quyết định đưa bé đi khám sớm.
Các bác sĩ cho biết, bé có những biểu hiện của bệnh động kinh, dạng động kinh toàn thể thứ phát do bệnh não không đặc hiệu (hội chứng West). Nguyên nhân có thể do bị tổn thương não, nhiễm trùng viêm màng não, sốt cao, dị tật bẩm sinh, tác động mạnh trước khi sinh, bị ngạt thiếu oxy khi sinh, sinh non.
Các cơn ban đầu sẽ xuất hiện đơn lẻ. Sau đó, sẽ tăng lên đến 150 cơn/ngày, thời gian các cơn co thắt kéo dài chưa đến 1 phút.
Trong lúc lên cơn hoặc sau khi lên cơn, trẻ khóc thét. Đa số trẻ chậm phát triển, chậm tiếp thu, có thể mất thính giác.
Trẻ mắc bệnh động kinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chậm nhận thức, có thể bị tự kỷ.
Trong thời gian chăm con nên thường xuyên tham khảo các sỹ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể, kịp thời chữa trị kịp thời.
Cần nhanh chóng chữa trị các triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ
Nếu không may, con bạn mắc bệnh động kinh, hãy tìm cách điều trị ngay. Có thể điều trị bằng các loại thuốc tây… Tuy nhiên, việc điều trị bệnh động kinh bằng các loại thuốc tây, ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ trẻ. Do đó, các mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo chữa bệnh động kinh bằng các bài thuốc đông y.
Ngoài ra, chế độ ăn cho người bị động kinh cũng rất đặc biệt, theo khoa học.
BỆNH ĐỘNG KINH NÊN KIÊNG ĂN GÌ ?
Thầy thuốc chữa bệnh động kinh khỏi hoàn toàn bằng những thảo dược quý











Luận