Một sự thật cơ bản rằng đôi khi rào cản lớn nhất để đạt được thành công là chính bạn. Không phải bạn không cố gắng, không có tài năng hay không có đủ nguồn lực để thành công.
Chỉ là suy nghĩ tự giới hạn bản thân có thể len lỏi vào thế giới quan của bạn mà bạn không nhận ra, khiến việc đạt mục tiêu mãi mãi ở một chân trời không thể đạt tới.
Minh hoạ: Sam Kalda
Nhà tâm lý học Amanda Crowell, người đưa ra và giải thích về khái niệm “thất bại phòng thủ” (defensive failure), đó là điều xảy ra khi bạn muốn đạt được một mục tiêu, nghĩ về nó liên tục, nhưng bạn lại không làm điều đó. Đó không chỉ là do bạn lười biếng hoặc thiếu ý chí, mà như Crowell nói thường là do bạn gặp phải “ba rào cản tư duy mạnh mẽ khiến bạn luôn bị nhốt trong chu kỳ phòng thủ thất bại.” Crowell đã có cuộc nói chuyện sâu hơn trong TEDx về chủ đề này.
Sau đây là ba rào cản tinh thần mà Crowell xác định và cách vượt qua chúng.
1. “Tôi không nghĩ tôi có thể làm được việc này”
Hình dung về thành công đã được chứng minh là giúp đạt được thành công – và điều ngược lại cũng đúng. Nếu bạn tin rằng mình không thể làm được, thì nhiều khả năng là bạn không thể, thậm chí sẽ không thử làm điều đó. Và cách duy nhất mà bạn thất bại thực sự là khi bạn bỏ dở, không cải thiện hoặc ngừng cố gắng.
Niềm tin rằng bạn không thể làm điều gì đó thường liên quan đến những giả định không chính xác hoặc những viễn cảnh hạn chế chỉ tồn tại trong đầu bạn. Như Crowell giải thích, “bạn nghĩ rằng một số người có tài năng hoặc thiên bẩm, còn bạn thì không.”
Và đó là khi bạn đi chệch hướng một cách vô vọng; cuối cùng khi bạn tìm thấy bằng chứng rằng đơn giản là bạn… không thể làm được.
Làm thế nào để vượt qua: những thất bại chỉ đơn thuần là bước lùi nhằm giúp bạn học hỏi và phát triển. Cố gắng coi mỗi thất bại chỉ là một bước đi khác trên con đường cải tiến bằng cách phát triển điều mà Carol Dweck của Đại học Stanford và các nhà nghiên cứu tâm lý học khác gọi là “tư duy phát triển”.
Ảnh: Ted.com
2. “Những người như tôi không giỏi trong việc này”
Tôi đã rơi vào trạng thái tinh thần này khi lần đầu tiên trở thành một doanh nhân. Tôi đã mất một thời gian để bắt đầu xây dựng lượng người theo dõi trên mạng xã hội và thiết kế một khóa học có thể tải xuống bởi vì tôi tin rằng những người như tôi (không am hiểu về công nghệ) sẽ không bao giờ giỏi những thứ này. Tôi cũng cho rằng mình muốn bán bản thân với tư cách là một diễn giả/nhà văn/huấn luyện viên và không thích thử chúng.
Làm thế nào để vượt qua: Câu trả lời rất đơn giản. Hãy tìm những người khác giống bạn, làm những gì bạn muốn làm và nói chuyện với họ.
Tôi đã liên hệ với các diễn giả chuyên nghiệp khác và biết được rằng việc bán bản thân có thể được thực hiện theo nhiều cách hợp lý nếu tôi “vượt qua chính mình”. Tương tự như vậy, những người tương tự đang phát triển mạnh trên mạng xã hội và tham gia các khóa học video, mặc dù bắt đầu với không có bí quyết công nghệ.
Tìm được những người như vậy đã giúp tôi tự tin để bắt đầu và bây giờ tôi có một lượng người theo dõi đáng kể trên mạng xã hội và cung cấp một khóa học trực tuyến về khả năng lãnh đạo truyền cảm hứng, được phát triển trong một studio video do chính tôi xây dựng.
3. “Tôi cảm thấy tôi phải làm điều này, nhưng tôi không thực sự muốn làm”
Như Crowell đã nói, “Sâu thẳm bạn không muốn làm điều đó; bạn chỉ nghĩ rằng bạn nên muốn làm điều đó. Bạn coi trọng nó vì những lý do sai lầm.”
Tôi đã huấn luyện nhiều người trong quá khứ gặp phải rào cản tinh thần như thế; họ theo đuổi ước mơ của người khác, sống theo câu chuyện của người khác, cố gắng đạt được những điều họ mong đợi (so với những gì họ thực sự muốn).
Thực tế là nếu bạn không thực sự muốn làm điều gì đó, bạn sẽ làm một cách miễn cưỡng. Nếu phải đối mặt với sự lựa chọn a) thực hiện một bước để đạt được điều mà bạn không thực sự muốn hoặc b) làm bất cứ điều gì khác bạn muốn làm, cái sau sẽ chiến thắng mọi lúc vì sự thôi thúc đối với cái trước không đủ mạnh. Tất cả những điều này khiến bạn cảm thấy mình là người hay trì hoãn, thất bại hoặc tệ hơn. Một chu kỳ luẩn quẩn.
Làm thế nào để vượt qua nó: Giải pháp ở đây đòi hỏi bạn phải thành thật với bản thân về những gì bạn thực sự muốn đạt được và tại sao. Tìm kiếm những động lực nội tại như Crowell gợi ý, hãy sử dụng nó như một nguồn năng lượng cá nhân để giúp bạn tiến tới việc thực hiện mục tiêu đó.